8 xét nghiệm nên làm để phòng bệnh nan y
Ngoài những xét nghiệm mà lâu nay được người ta nhắc đến thì 8 phép thử test dưới đây cũng rất quan trọng để hạn chế những căn bệnh nan y diễn ra vào cuối đời.
1. Thử mức độ lọc cầu thận
Mức độ lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate Screen) là kiểu xét nghiệm máu để đo mức độ lọc độc tố của thận, phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh thận, loại bệnh đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Những người nên đi làm phép xét nghiệm này là nhóm có rủi ro mắc bệnh thận cao như có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, mắc các bệnh phải dùng các loại thuốc kháng viêm, tần suất cứ 5 năm đi thử một lần. Ở thể nhẹ có thể gây suy giảm tình dục, nên tư vấn bác sĩ dùng thuốc và thay đổi lối sống khoa học sẽ giảm bệnh.
2. Phép thử Vitamin D
Thử Vitamin D (25-Hydroxy Vitamin D Test) là xét nghiệm nhằm kiểm tra mức thiếu hụt Vitamin D của cơ thể nhằm ngăn ngừa bệnh loãng xương. Cụ thể, biết được mức độ thừa/thiếu 25-Hydroxy trong máu. Những người nên đi xét nghiệm là nhóm người sống ở vùng ít ánh nắng mặt trời, ít ra ngoài trời, phụ nữ trên 40 tuổi. Tần suất nửa năm đi kiểm tra 1 lần. Nếu Vitamin D trong máu quá thấp thì cần phải bổ sung bằng ăn uống, tắm nắng hay thuốc bổ.
3. Thử Hemoglobin A1c
Phép thử Hemoglobin A1c cho biết nhanh kết quả lượng đường huyết, giúp người ta biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người từ 45 tuổi trở ra, nhất là nhóm người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, bản thân mắc bệnh tiểu đường khi mang thai thì nên đi thử, tần suất 2 năm/lần. Nếu nhẹ có thể dùng ăn uống khống chế đường huyết ở mức phù hợp mà không cần dùng thuốc.
4. Thử ADN bằng phương pháp Pap Test
Phương pháp thử Pap Smear (kính phết) phát hiện nhanh những tế bào bất thường nhưng thử ADN bằng Pap Test có thể phát hiện nhanh virus Papilloma (HPV) trước khi nó gây ung thư và đây là phương pháp rất cần cho cho nhóm phụ nữ trẻ. Những phụ nữ đã tiêm phòng HPV cũng có thể áp dụng kỹ thuật trên vì nó chỉ có tác dụng với một số dòng virus nhất định. Bình thường cứ 3 năm đi khám một lần, nếu kết quả chưa chắc chắn thì có thể làm lại nhiều lần, hoặc khám thêm bằng kỹ thuật soi cổ tử cung và làm sinh thiết.
5. Baseline Electrocardiogram (BE)
Baseline Electrocardiogram (tạm dịch là: Điện tâm đồ có ranh giới) là phép thử để kiểm tra sức khoẻ của tim, đặc biệt là những thay đổi mang tính tiêu cực. Trong kỹ thuật này người ta sẽ gắn các điện cực vào ngực, tay chân, kết quả sẽ hiện lên màn hình bằng các đồ thị. Những người mắc bệnh về tim, khó thở, nhóm người trên 50 tuổi thì nên đi khám. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ khuyến cáo cách điều trị cần thiết.
6. Kiểm tra nguy cơ tăng nhãn áp (CGS)
Bằng kỹ thuật này bác sĩ sẽ biết được áp lực bên trong mắt và phát hiện nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp (bệnh glôcom). Theo khuyến cáo của bác sĩ thì những người ngoài 40 tuổi, nhất là những người có tiền sử mắc bệnh về thị lực, người bị bệnh cận, tiểu đường thì nên đi khám sớm, tần suất cứ 1-3 năm khám một lần. Nếu cần can thiệp bác sĩ sẽ cho giải pháp cụ thể, nhẹ thì nhỏ thuốc, nặng có thể phải phẫu thuật để ngừa nguy cơ phá huỷ dây thần kinh quang dẫn đến mù vĩnh viễn.
7. Xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRV (High Sensitivity C - Reactive Protein Test) là phép thử quan trọng để ngừa trước nguy cơ mắc bệnh tim. CRP là một chất phản ứng ở giai đoạn cấp được gan sản xuất và bài tiết vào máu sau vài giờ viêm nhiễm. Mức độ CRP có thể tăng vọt hàng nghìn lần để phản ứng với hiện tượng viêm nhiễm và biết được chỉ số này để theo dõi nguy cơ mắc bệnh, nhất là bệnh tim, viêm đại tràng, bệnh tự miễn, bệnh ruột thừa vv... Những người có tiền sử mắc bệnh tim, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá, tiền sử gia đình mắc bệnh mạch thì nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
8. Phép thử TST
(Transferrin Saturation Test) là phép thử để đo lượng sắt kết dính với một protein (transferrin) có nhiệm vụ mang sắt trong máu nếu mức độ bão hoà transferrin trong máu (gọi tắt là chỉ số TS) lớn hơn 45% được xem là quá cao cần phải can thiệp. Mức an toàn của TS hay phần trăm bão hoà là từ 12-44%. Tầm an toàn của Ferritin (sắt) trong huyết thanh (ST) từ 5-150 mg/ml. Nếu hàm lượng Ferritin lớn hơn 300mg/ml (đàn ông) và lớn 200mg/ml (phụ nữ) xem như đã mắc bệnh thặng dư sắt mô (TDSM) cần làm phép thử bổ sung để có kết quả chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.