8 việc nhiều người hay làm khiến thức ăn bổ như sâm cũng thành "thuốc kịch độc"

Ngọc Ái,
Chia sẻ

Hãy sửa ngay 8 thói quen khi nấu nướng dưới đây nếu không muốn phí hoài những thực phẩm tốt và rước bệnh tật cho cả gia đình!

Chọn thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng là chưa đủ để đảm bảo bữa ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Cùng 1 thực phẩm nhưng lượng dinh dưỡng cũng như lợi ích sức khỏe chúng ta nhận được từ thực phẩm được quyết định phần lớn bởi cách chế biến. Vì vậy, đừng mắc 8 sai lầm nhỏ nhưng tai hại dưới đây khi nấu nướng nhé:

1. Dùng quá nhiều muối khi nấu nướng

Thói quen này làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch và tổn thương thận. Thừa muối còn gây mất canxi, làm yếu xương và dễ loãng xương. Hãy nhớ rằng WHO khuyến cáo 1 người trưởng thành chỉ tiêu thụ tối đa 5g muối. Để khắc phục, nên sử dụng gia vị tự nhiên như tỏi, hành, gừng hoặc chọn muối giảm natri để giảm lượng muối tiêu thụ.

8 việc nhiều người hay làm khiến thức ăn bổ như sâm cũng thành "thuốc kịch độc" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Nấu nướng ở nhiệt độ quá cao

Nấu ở nhiệt độ quá cao, nhất là trên 180 độ C tạo ra các hợp chất gây hại như acrylamide và heterocyclic amines (HCAs), có nguy cơ gây ung thư nếu tích tụ lâu dài. Nhiệt độ quá cao còn phá hủy vitamin C và chất chống oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Để hạn chế, nên sử dụng lửa vừa phải khi nấu, tránh để dầu quá sôi và ưu tiên hấp, luộc hoặc nấu chậm.

3. Sử dụng quá nhiều dầu hoặc bơ khi nấu

Nhiều người thích món ăn nhiều dầu, bơ nhưng kiểu ăn uống này làm tăng calo và chất béo bão hòa, gây tích tụ cholesterol xấu (LDL) trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Thói quen này cũng gây béo phì và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Giải pháp là sử dụng dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu quả bơ và chỉ dùng lượng vừa đủ để tránh dư thừa chất béo.

4. Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần

8 việc nhiều người hay làm khiến thức ăn bổ như sâm cũng thành "thuốc kịch độc" - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Thói quen nấu nướng này tưởng tiết kiệm nhưng cái giá phải trả lại đắt hơn nhiều. Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần khiến dầu bị oxy hóa, tạo ra các hợp chất độc hại như aldehyde và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Những chất này có thể gây viêm nhiễm, tổn thương tế bào và tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch. Để an toàn, chỉ dùng dầu một lần cho mỗi lần nấu. Nếu muốn tiết kiệm, có thể sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa sau khi chiên.

5. Nấu thực phẩm không chín hẳn

Các món sống hay tái hấp dẫn với nhiều người nhưng cũng dễ gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn như Salmonella, E.coli hoặc ký sinh trùng còn tồn tại trong thực phẩm sống. Những vi khuẩn này có thể gây đau bụng, tiêu chảy và nhiễm trùng nặng nếu xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, ăn thịt hoặc hải sản chưa chín kỹ có nguy cơ nhiễm độc tố nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ bên trong, đảm bảo thức ăn chín đều.

6. Để thực phẩm bị cháy, khét

Thức ăn bị cháy khét khi nấu nướng tạo ra các chất độc hại như polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs), có thể gây ung thư nếu hấp thụ lâu dài. Thực phẩm bị cháy cũng mất đi hầu hết chất dinh dưỡng, chỉ còn lại các hợp chất gây hại. Nếu không thể vứt bỏ hoàn toàn, ít nhất hãy cắt bỏ phần cháy khét trước khi ăn, luôn điều chỉnh nhiệt độ nấu hợp lý để tránh bị khét.

7. Không vệ sinh kỹ nồi chảo

Không vệ sinh kỹ nồi chào, nhất là khi chuyển món với cùng dụng cụ nấu nướng làm tích tụ cặn thức ăn, dầu mỡ cháy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, khi chuyển từ món sống sang món chín mà không rửa sạch nồi chảo sẽ gây nhiễm khuẩn chéo, dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn, hãy rửa sạch dụng cụ nấu nướng sau mỗi lần sử dụng và để khô ráo trước khi cất giữ.

8 việc nhiều người hay làm khiến thức ăn bổ như sâm cũng thành "thuốc kịch độc" - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

8. Nấu ăn với dụng cụ chống dính bị bong tróc

Nấu nướng với dụng cụ chống dính như nồi, chảo, muôi… chống dính bị bong tróc có thể khiến lớp chống dính lẫn vào thức ăn. Những hạt nhỏ này thường chứa polytetrafluoroethylene (PTFE) hoặc perfluorooctanoic acid (PFOA), có thể tích tụ trong cơ thể và gây rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư và ảnh hưởng đến gan. Để an toàn, hãy thay mới chảo chống dính khi thấy dấu hiệu bong tróc hoặc sử dụng dụng cụ bằng gỗ, silicone để bảo vệ bề mặt chống dính tốt hơn.

Nguồn và ảnh: Eat This, Sunday More

Chia sẻ