8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình

N. THúy,
Chia sẻ

Dưới đây là tập hợp những thói quen sống sai lầm mà bất kì ai cũng phải thay đổi ngay từ hôm nay để đem lại những điều tốt nhất cho bản thân mình.

Ngày nay, có một lối sống lành mạnh là khá hợp thời trang và nó thực sự là một điều tuyệt vời và tích cực để thiết lập như một mục tiêu. Một chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất, giấc ngủ ngon - tất cả những điều này làm cho chúng ta mạnh mẽ, khỏe mạnh và hạnh phúc. 

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 1.

Nhưng điều quan trọng hơn ở đây là phải thực hiện những thói quen này sao cho đúng bởi thực tế có những việc chúng ta vẫn làm hàng ngày vô tình lại là sai mà chúng ta không nhận ra.

Trong bài viết này, trang Bright Side đã tập hợp những thói quen sống sai lầm mà bất kì ai cũng phải thay đổi ngay từ hôm nay để đem lại những điều tốt nhất cho bản thân mình. Hãy xem bạn cần loại bỏ bao nhiêu thói quen sai lầm nhé.

1. Chọn thịt cá hồi đỏ vì nghĩ tốt hơn thịt cá hồi có màu nhạt

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 2.

Theo Keith Harris, một người chuyên mua cá cho cơ sở Whole Foods Market với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp đánh bắt cá thương mại, các giống cá hồi hoang dã như cá hồi sockeye, cá hồi coho, cá hồi chum có màu đậm rực rỡ, trong khi các giống cá hồi đắt tiền và béo hơn (cũng giàu Omega-3) thì lại nhạt màu hơn nhiều. Và những vệt trắng bạn thấy ở thịt cá cho thấy chúng thực sự là tốt vì như thế có nghĩa là không có thuốc nhuộm nào được thêm vào cá.

Vì vậy, màu sắc không phải là chỉ dẫn cho bạn biết cá hồi có tươi hay không. Để chọn cá hồi tươi, hãy chọn những miếng cá có vẻ ẩm ướt hơn là sấy khô, vì hàm lượng độ ẩm là một chỉ báo tuyệt vời về độ tươi và cách xử lý cẩn thận của cá. Tránh chọn cá hồi với bất kỳ đốm nâu trên bụng, xung quanh các cạnh của phi lê, hoặc trường hợp da đã bắt đầu màu nâu và quăn lên, da thâm tím hoặc có một hiện tượng được gọi là "gaping" - các mảnh ở các cạnh cắt của cá bắt đầu tách ra khỏi nhau.

2. Sử dụng các sản phẩm làm sạch, thanh lọc cơ thể thường xuyên

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 3.

Trong trường hợp cơ thể cần làm sạch thường xuyên, bạn nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ vì đây là điều cần thiết. Còn trong các trường hợp còn lại, tuyệt đối không tự ý làm những điều này mà không thông qua tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó vì như vậy có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm.

Giải độc hay làm sạch cơ thể được nhiều người hiểu là loại bỏ các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Ngat nay, có rất nhiều phương pháp làm sạch cơ thể được quảng cáo trên vô số các trang web. Thậm chí không ít người nổi tiếng cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình trong vấn đề này và cho rằng đây là cách giúp tăng cường sức khỏe, giảm bệnh tật. Thế nhưng, theo giáo sư Stella L. Volpe và chủ nhiệm khoa khoa học dinh dưỡng tại Đại học Drexel ở Philadelphia, không có bằng chứng khoa học cho thấy bất kỳ "chất tẩy rửa" nào thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe của một người. Những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra như các vấn đề với hệ vi sinh vật trong cơ thể, đầy hơi, nôn mửa, rối loạn dạ dày và suy gan.

"Gan của chúng ta, nếu khỏe mạnh, sẽ làm công việc tuyệt vời là làm sạch cơ thể chúng ta hàng ngày. Vì vậy, hãy tăng lượng rau quả ăn vào, lượng ngũ cốc nguyên hạt và uống nhiều nước hơn đồ uống có đường để cải thiện sức khỏe trong thời gian dài hơn là 'làm sạch' bằng các sản phẩm nào đó", ông Volpe nói với Live Science.

3. Bỏ vỏ tất cả các loại trái cây

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 4.

Ngày nay, rất nhiều người trong chúng ta có ý thức bỏ vỏ trái cây mỗi khi ăn. Thói quen này xuất phát từ nhận thức rằng vỏ trái cây chứa rất nhiều chất hóa học độc hại cho người trồng đã phun hay tiêm vào. Về mặt an toàn thì việc bỏ vỏ trái cây trước khi ăn cũng không sai. Nhưng bạn cũng cần biết một điều rằng, hầu hết các loại rau (dưa chuột, bí xanh, cà chua, ớt) và hoa quả không nên bóc vỏ. Nguyên nhân là bởi vỏ của các loại trái cây này rất giàu chất xơ hữu ích, cũng như kali, magiê và vitamin (C, K, PP, carotene, vitamin nhóm B) và chất chống oxy hóa.

Nếu muốn ăn cả vỏ các loại trái cây, bạn nên chọn những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm và trước khi ăn nên rửa thật kĩ với nước sạch hoặc các sản phẩm rửa trái cây được cấp phép.

4. Thức dậy sớm vào cuối tuần

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 5.

Chúng ta vẫn nghe nói rằng dù là cuối tuần cũng phải dậy sớm cho đúng lịch trình trong tuần nhưng mới đây, nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Chicago đã chứng minh rằng ngủ thêm một chút vào những ngày cuối tuần sẽ trung hòa sự nhạy cảm với insulin - xuất hiện do thiếu ngủ. Nó cũng làm giảm nguy cơ đái tháo đường.

Các nhà khoa học từ Thụy Điển đã đưa ra một kết luận tương tự - bù đắp cho việc thiếu ngủ vào cuối tuần làm giảm nguy cơ tử vong sớm 15% cho những người không ngủ đủ giấc. Và điều này một lần nữa chứng minh rằng việc thiếu ngủ làm hại cơ thể của bạn tiêu cực và bạn nên cố gắng tránh nó.

5. Uống nước từ chai vì nghĩ sẽ an toàn hơn

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 6.

Nếu bạn có suy nghĩ này thì bạn đã hoàn toàn sai. Theo các nhà khoa học từ Canada, tất cả các chai nhựa đều có xu hướng thu thập các loại vi khuẩn rất lớn. Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn đối với các chai dùng một lần vì rất khó để rửa sạch chúng, vật liệu của chúng biến dạng nhanh và dễ bị các vết nứt nhỏ. Do đó, chúng sẽ nhanh chóng trở thành môi trường sống hoàn hảo cho các vi khuẩn khác nhau.

6. Kéo giãn cơ thể trước khi khởi động vì cho rằng như thế rất có lợi cho việc tập luyện

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 7.

Nếu bạn hay làm việc này trước khi tập luyện thì hãy dừng lại ngay đi nhé. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ Canada và Mỹ đã cho thấy, kéo căng cơ thể không làm ấm cơ bắp trước khi tập luyện và điều này thực sự có thể kích động chấn thương. Tất nhiên, kéo căng cơ thể làm cho cơ bắp linh hoạt hơn, nhưng đồng thời nó có thể làm suy yếu chúng, làm trầm trọng thêm độ bền và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả rèn luyện sức mạnh.

Hầu hết các huấn luyện viên đề nghị bạn có những bài vận động nhẹ nhàng các khớp nối để khởi động cơ thể, còn các bài tập căng giãn cơ thể thì nên để tập sau cùng, khi thư giãn.

7. Cho rằng "tư duy tích cực" là chìa khóa cho sức khỏe tâm thần

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 8.

Các nhà tâm lý cho rằng những câu thần chú "suy nghĩ tích cực" như "Tôi có thể làm tất cả!" thực sự nguy hiểm. Khái niệm này thu hẹp nhận thức của bạn về hiện thực, không cho phép tính toán các hậu quả tiêu cực và rủi ro, và dẫn đến chứng loạn thần kinh, lo âu hoặc trầm cảm. Trên thực tế thất bại là điều không thể tránh khỏi trên con đường đạt được mục tiêu của bạn.

Bạn không nên cắt bỏ tất cả những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực vì nó có tác dụng cân bằng sức khỏe tâm thần của bạn. Thay vào đó, bạn có thể có một ước tính hợp lý của tình hình thực tế cho các cảm xúc này.

8. Uống nhiều nước ép trái cây vì tin rằng nó rất tốt cho sức khỏe

8 thói quen tưởng lành mạnh nhưng thực sự lại rất có hại, thói quen thứ 7 khiến nhiều người giật mình - Ảnh 9.

"Trái cây tốt cho sức khỏe nên nếu không thích ăn chúng trực tiếp bạn có thể uống chúng" - bạn đã bao giờ có suy nghĩ này chưa? Đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm đấy nhé.

Nghiên cứu của các nhà khoa học từ Úc và Anh đã chứng minh rằng tác hại của việc uống một lượng lớn nước trái cây (ví dụ như chế độ ăn detox) có thể so sánh tương đương với tác hại do uống soda. Lượng đường trong các loại trái cây này rất lớn (không quan trọng là nước trái cây đóng gói hay nước trái cây tươi) và nó có làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Nguồn: BS/Healthline/Abc

Chia sẻ