7 loại dưỡng chất nếu thiếu hụt sẽ khiến cơ thể bị bệnh (P2)

Tr. Thu,
Chia sẻ

Một số dưỡng chất nếu không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể có thể làm cho bạn bị nhiều bệnh, từ trí nhớ kém, chảy máu nướu răng đến giảm năng suất làm việc...

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh của Mỹ (CDC), nhiều người Mỹ vô tình bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cho dù họ vẫn ăn uống hàng ngày. Và đây cũng là tình trạng chung ở nhiều quốc gia trên thế giới.

5. Sắt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu sắt là tình trạng rối loạn dinh dưỡng số 1 trên thế giới. Sắt gồm 2 loại, heme và nonheme. Sắt heme được tìm thấy trong các loại thịt đỏ, cá, gia cầm; Sắt nonheme được tìm thấy trong các loại đậu như đậu lăng và đậu. Hầu hết các chế độ ăn uống bổ sung sắt đều là sắt nonheme. 
 
Sắt là dưỡng chất cần thiết giúp cho các chức năng cơ thể hoạt động thích hợp. Nó giúp chuyển oxy đến các tế bào, hỗ trợ trong việc tạo ra tế bào máu, hỗ trợ cấu trúc protein trong cơ thể và các chức năng quan trọng khác. Ở độ tuổi 19-51, nam giới cần bổ sung 8mg sắt mỗi ngày và đối với phụ nữ là 18mg cho phụ nữ. Trên 51 tuổi, cả nam và nữ cần bổ sung  mg mỗi ngày.
 
Các triệu chứng của thiếu sắt có thể bao gồm mệt mỏi và suy nhược, làm việc và học tập kém, nhận thức chậm. khó duy trì nhiệt độ cơ thể, giảm chức năng miễn dịch, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, và dễ bị viêm lưỡi.

7 loại dưỡng chất nếu thiếu hụt sẽ khiến cơ thể bị bệnh (P2) 1
Ảnh minh họa
 
6. Magiê

Magiê được tìm thấy trong các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau... 
 
Magiê giúp cơ thể điều chỉnh hơn 325 enzym và đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của nhiều chức năng cơ thể như kiểm soát cơ bắp, xung điện, sản xuất năng lượng và loại bỏ các chất độc hại... Nam giới 19-30 tuổi cần bổ sung 400mg magiê mỗi ngày và 420mg khi trên 31 tuổi. Phụ nữ từ 19-30 tuổi nên bổ sung 310mg, sau 31 tuổi thì cần nhận được 320mg.
 
Dấu hiệu sớm của thiếu magiê bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và suy nhược. Như thiếu hụt magiê trầm trọng có thể gây tê, ngứa ran, co thắt cơ và chuột rút, co giật, thay đổi nhân cách, nhịp tim bất thường và co thắt mạch vành cũng có thể xảy ra. Một nghiên cứu nổi bật cho thấy một chế độ ăn uống giàu magiê có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
 
7. Kẽm

Kẽm có nhiều trong hàu, thịt đỏ, gia cầm, ngũ cốc ăn sáng bổ sung. Đậu, các loại hạt, ngũ cốc và các sản phẩm sữa cũng cung cấp một số kẽm, nhưng đậu và ngũ cốc có hợp chất kẽm không được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể. Bởi vì điều này, người ăn chay có thể cần phải ăn kẽm gấp đôi so với những gì được khuyến khích.
 
Kẽm là rất quan trọng để giúp hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus. Nó cũng giúp trong việc sản xuất các tế bào và trong khi mang thai và trẻ sơ sinh. Ở trẻ em, kẽm giúp cơ thể phát triển một cách tốt nhất. Nam giới trưởng thành cần bổ sung 11mg kẽm mỗi ngày và nữ giới cần 8mg.

Các triệu chứng của thiếu kẽm bao gồm tăng trưởng chậm ở trẻ sơ sinh và trẻ em, suy giảm đời sống tình dục và thậm chí gây bất lực ở nam giới. Quá ít kẽm cũng có thể là nguyên nhân gây ra rụng tóc, tiêu chảy, mắt và da lở loét, ăn mất ngon, vết thương lâu lành, giảm khả năng nếm thức ăn và mức độ tỉnh táo giảm.

Chia sẻ