7 kiểu làm bố tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và thành công trong tương lai của con
Mặc dù mẹ là người dành thời gian nhiều cho con hơn nhưng thói quen và tính cách của bố lại ảnh hưởng trực tiếp đến con. Dưới đây là 7 kiểu làm bố gây tổn thương cho con cái nhiều nhất.
1. Ông bố nghiện hút thuốc lá
Một số ông bố có thói quen thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến cho không khí trong nhà ngột ngạt, ám mùi khói thuốc. Như chúng ta đều biết, khói thuốc vô cùng cho có hại cho sức khỏe, nhất là với trẻ em. Các nghiên đã chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người bố hút thuốc thường xuyên thì đứa con dễ bị viêm phế quản và viêm phổi nhất. Ngoài ra, mùi thuốc lá còn ảnh hưởng đến khả năng học hành của con.
2. Ông bố gia trưởng
Không ít ông bố có tính cách muốn kiểm soát mọi thứ, tự quyết định và luôn áp đặt người khác nghe theo mình. Những ông bố này không muốn nghe con giải thích, không cần tìm hiểu con cần gì cũng như không tôn trọng mong muốn, sở thích của con.
Nếu sự kiểm soát của người cha quá mạnh mẽ, không cho con cơ hội thể hiện suy nghĩ của mình, vô tình dẫn đến tính cách nhút nhát, tự ti, không dám quyết định của con trong tương lai.
3. Ông bố nghiện điện thoại
Không chỉ có trẻ con ham mê mà ngay cả chính người trụ cột trong gia đình cũng có sở thích ôm điện thoại di động cả ngày. Những ông bố này xem điện thoại mọi lúc mọi nơi, ngay cả lúc ăn và thậm chí sử dụng cả trong nhà vệ sinh.
Một người đàn ông ham mê điện thoại sẽ không biết san sẻ việc nhà với vợ và chơi đùa cùng con cái. Việc bỏ bê gia đình vì điện thoại di động không khác gì "bạo hành lạnh". Theo thời gian, con sẽ không muốn giao tiếp với bố và càng ngày mối quan hệ cha-con càng xa lánh. Các con cũng trở nên cô đơn và tự kỷ hơn so với các bạn.
4. Ông bố hay mất bình tĩnh
Mỗi khi có chuyện gì khó khăn xảy ra mà người bố luôn mất bình tĩnh, nản chí hoặc làm náo loạn cả nhà lên sẽ khiến cho con cảm thấy sợ hãi và bất an. Với những ông bố này, các con sẽ yếu đuối, rụt rè, mất tự tin, ngại giao tiếp với người khác.
5. Ông bố không biết giữ lời hứa
Một số người cho rằng con cái đang còn nhỏ nên thản nhiên tin tưởng hoặc nói dối con. Ví dụ như bố hứa sẽ đi du lịch vào cuối tuần nhưng rồi cuối cùng lại báo mình phải làm thêm giờ. Lần nào bố cũng hứa với con là lần sau đi nhưng nhiều lần chưa thực hiện được. Chính sự không giữ lời hứa lặp đi lặp lại nhiều lần khiến con mất lòng tin, cùng với đó con sẽ hình thành thói quen không biết giữ lời hứa với người khác.
6. Ông bố vô hình
Vai trò của bố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của con nhưng nhiều gia đình lại có xu hướng bỏ qua và mặc nhiên con cứ lớn lên bên mẹ. Đối với con trai, người bố sẽ là tấm gương sáng cho con noi theo. Trong khi đó, đối với con gái, thường sẽ quan sát bố mẹ để học cách sống vui vẻ, hòa thuận.
Trẻ thiếu tình yêu của cha mẹ như thiếu canxi trong quá trình tăng trưởng. Nếu có bố quan tâm, con sẽ có đức tính mạnh mẽ, tự tin, khoan dung, ngược lại không có bố sẽ phát triển trong sự lo lắng và cô đơn.
Vì vậy, bố phải tham gia vào việc giáo dục con cái, giúp con hiểu được hạnh phúc cũng như rắc rối trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bố cần thường xuyên giao tiếp, lắng nghe con, đánh giá cao và yêu thương con.
7. Bố không yêu thương mẹ
Món quà ý nghĩa nhất của một người cha dành cho con cái chính là tình yêu của bố mẹ. Nếu bố không yêu mẹ, thờ ơ, lạnh lùng, không tôn trọng mẹ sẽ khiến con nghi ngờ, nhạy cảm và sống trong cảm giác bất an. Cho dù phương pháp giáo dục của bố dành cho con có tuyệt vời đến đâu cũng không đủ khả năng làm cho con có cảm nhận về ngôi nhà ấm áp và hạnh phúc.