7 bài học khi có mẹ làm ngân hàng: Làm liên tục 1 điều, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc
Những tips nhỏ từ người mẹ làm ngân hàng đã giúp tôi biết cách quản lý tài chính.
Mẹ của tôi là một nhân viên ngân hàng, đã làm việc trong lĩnh vực này hơn 30 năm. Từ còn bé, câu nói mà tôi thường nghe và thích nghe từ những người xung rằng mẹ là một trong những giỏi trong lĩnh vực tài chính nhất mà mà họ từng biết.
Hàng ngày được tiếp xúc với tiền bạc, có những đồng nghiệp hiểu về tài chính đã giúp kiến thức về kinh tế của bà ấy tăng lên rất nhiều. Thông qua cách giáo dục của mẹ, tôi cũng học được cách tích luỹ và biết nên làm gì với số tiền của mình kiếm ra được.
1. Tiết kiệm 15% thu nhập và bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc
Ngân hàng nơi mẹ tôi làm việc đã dành 15% thu nhập hàng năm của bà vào tài khoản hưu trí, giúp tạo nên lợi nhuận nhờ lãi suất kép. “Hãy làm điều đó trong suốt 30 năm dù bạn làm bất kỳ công việc nào!” - đó là lời khuyên mà mẹ dành cho tôi. Khi đó, bạn sẽ thấy được sức mạnh của lãi kép lớn đến mức nào. Như mẹ tôi khi nghỉ việc từ tuổi 62, số tiền bà đó đủ để bà có cuộc sống hưu trí dù không giàu có nhưng đủ đầy.
Khi còn trẻ, tài khoản tiết kiệm này được mẹ quản lý và cân đối lại định kỳ, đồng thời theo dõi sự biến động qua từng năm. Thậm chí trong giai đoạn thị trường lên hay xuống, mẹ tôi cũng không bao giờ động vào chúng.
Nguyên tắc của mẹ là không sử dụng tiền tiết kiệm để đầu tư hay ghép với các khoản chi tiêu khác. Điều này đã đem lại sự ổn định và số tiền lãi kép khổng lồ cho bà ấy sau 30 năm.
2. Nếu không biết cất tiền ở đâu, hãy mua vàng
Mẹ tôi thường dành thu nhập nhàn rỗi để mua vàng, sau đó cất trong tủ khoá của gia đình. Tôi nhớ khi còn nhỏ, số vàng mẹ tôi tích lũy đủ để mua một chiếc ô tô cũ. Mẹ thường dạy chúng tôi khi có vàng trong nhà sẽ đem lại cảm giác yên tâm và sự ổn định về tài chính. Bạn có thể học cách tích lũy tiền bạc này thay vì chỉ gửi tiết kiệm hay vung tay sử dụng thẻ tín dụng.
3. Làm việc và tiếp xúc với những người hiểu rõ về tiền bạc
Nhờ hàng chục năm làm việc trong ngân hàng, mẹ tôi quen được nhiều người hiểu biết tốt về tài chính cá nhân. Họ đã giúp mẹ tôi rất nhiều khi chia sẻ về cách chi tiêu hàng ngày, bài học quản lý tài chính, đầu tư vào đâu tại mỗi thời điểm…
Nhờ những chia sẻ này, dù mẹ tôi không quá quan tâm về tài chính thì bà cũng sẽ có sự hiểu biết nhất định. Điều này đã giúp gia đình tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn về tiền bạc khi cần xây nhà hay nuôi các con học đại học.
4. Mua cổ phiếu tại nơi bạn đang làm việc
Điều này nhất định khiến bạn có động lực đi làm hơn! Mẹ tôi luôn đầu tư vào cổ phiếu tại ngân hàng bà ấy làm. Nhờ thế, mẹ rất chăm chỉ làm việc và cảm thấy tự hào khi trở thành một phần của công ty. Việc mua cổ phiếu này cũng đem lại lợi nhuận khi công ty của bạn làm ăn tốt. Hơn thế nữa, khi bạn mua cổ phiếu của công ty, bạn cũng hiểu rõ được tình hình kinh tế và biết rõ về nơi mình đang đầu tư.
5. Có mối quan hệ tốt với các ngân hàng
Bạn còn nhớ lần cuối cùng bước chân vào một ngân hàng nào đó? Thực tế dù sớm hay muộn, hầu hết chúng ta đều sẽ ít nhất một lần vay tiền của ngân hàng. Nếu có mối quan hệ tốt với ngân hàng mà bạn thường gặp mặt sẽ giúp ích rất nhiều cho tài chính của bạn. Nhờ thế, bạn cũng hiểu rõ được nơi mình vay tiền sẽ có lãi suất, chế độ vay vốn thế nào…
Bên cạnh đó, bạn không cần quen biết với ai đó làm ngân hàng thì mới có lợi cho cuộc sống của mình. Nếu sử dụng app hay thẻ ghi nợ, đảm bảo rằng bạn trả nợ đúng hạn và không hình thành nợ xấu, để tiện vay vốn sau này.
6. Chấp nhận một số nguyên tắc tiền bạc
Mẹ tôi thường dạy rằng tiết kiệm tiền thực ra không quá khó nếu chúng tôi chịu chấp nhận vài nguyên tắc tiền bạc sau: Học cách sống tiết kiệm với tất cả những gì đang có, không vung tiền cho những thú vui tạm thời, học đầu tư lâu dài…
Có những nguyên tắc sẽ khiến bạn không mấy vui vẻ khi phải bỏ đi những thú vui tiêu khiển của mình. Song, hãy nghĩ đến giá trị lâu dài về kinh tế mà chúng có thể đem lại cho bạn trong tương lai.
7. Tận tâm với công ty
Mẹ tôi rất yêu công việc của mình. Nhờ quãng thời gian làm việc lâu dài, bà có mối quan hệ thân thiết với những vị sếp cấp cao. Bên cạnh đó, bà cũng thường giữ liên lạc với những vị khách hàng, biến họ trở thành “tệp" khách hàng riêng của mình.
Nhờ sự làm việc tận tâm và cư xử khéo léo trong mối quan hệ với đồng nghiệp lẫn sếp, mẹ tôi liên tục giữ chức vụ tốt trong công ty. Trong những năm cuối làm việc ở ngân hàng, mẹ tôi đã dần mất đi năng lực làm việc, khó cạnh tranh với lớp nhân viên trẻ vào sau. Nhưng bà ấy không bị cho nghỉ việc mà được chuyển sang làm chăm sóc khách hàng - một vị trí vừa sức và cũng phù hợp với mẹ tôi hơn ở thời điểm đó.