6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang phải chật vật với chuyện ăn uống của mình và tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ

Rain,
Chia sẻ

Rối loạn ăn uống là một tình trạng phức tạp rất khó giải quyết, nhưng nó lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Đôi khi bạn cần nhanh nhạy hơn để nhận ra bản thân hoặc những người thân khi họ đang phải đối phó với chứng bệnh tưởng chừng không nghiêm trọng này.

Ước tính có đến 30 triệu người Mỹ đang chung sống với chứng rối loạn ăn uống hằng ngày, đây chính là một trong những tình trạng bệnh nghiêm trọng nhất ở đất nước này. Cũng có những quan niệm sai lầm phổ biến khi cho rằng bệnh tật chỉ ảnh hưởng đến những phụ nữ trẻ hay gầy yếu. Dữ liệu thực sự cho thấy gần 10 triệu đàn ông ở Hoa Kỳ sẽ gặp phải chứng rối loạn ăn uống tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Một cuộc khảo sát gần đây cũng cho thấy hơn một nửa số người LGBT trẻ tuổi bị rối loạn ăn uống.

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang phải chật vật với chuyện ăn uống của mình và tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ - Ảnh 1.

Rối loạn ăn uống là một tình trạng phức tạp rất khó giải quyết, nhưng nó lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Trong khi một số triệu chứng về bệnh này có thể nhìn nhận bằng mắt thường, tuy nhiên vẫn nhiều người khác dễ mắc chứng này mà không hề nhận ra.

Susan Albers, một nhà tâm lý học lâm sàng được tại Cleveland Clinic và là tác giả của cuốn sách "Ăn uống lành mạnh cho trẻ vị thành niên" cho biết: "Thường những dấu hiệu rối loạn ăn uống lúc đầu khá khó nhận biết và đôi khi đem lại cảm giác lành mạnh một cách tự nhiên".

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang phải chật vật với chuyện ăn uống của mình và tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ - Ảnh 2.

Thường những dấu hiệu rối loạn ăn uống lúc đầu khá khó nhận biết.

Theo các chuyên gia, dưới đây là một vài dấu hiệu mà bạn nên để tâm để có thể giúp những người thân của mình đối phó với tình trạng rối loạn ăn uống ngày càng trở nên phổ biến này!

1. Liên tục nói về chế độ ăn kiêng

Các cuộc thảo luận về việc thay đổi thói quen ăn uống thường rất phổ biến. Nhìn vào bất kỳ tạp chí về sức khỏe và lối sống nào bạn cũng dễ dàng tìm được một vài lời khuyên về chế độ ăn lành mạnh hay lời khuyên ăn kiêng.

Tuy nhiên, việc một ai đó ám ảnh với nó thì lại là một câu chuyện khác. Nếu người thân của bạn liên tục nói về thực phẩm, chế độ ăn kiêng và thói quen ăn uống của họ, nó có thể là một yếu tố bạn cần quan tâm đến.

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang phải chật vật với chuyện ăn uống của mình và tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ - Ảnh 3.

Nếu người thân của bạn liên tục nói về thực phẩm, chế độ ăn kiêng và thói quen ăn uống của họ, có thể họ đang gặp vấn đề với chuyện ăn uống.

Dena Cabrera, giám đốc điều hành của Rosewood Centers for Eating Disorders, nói: "Rối loạn ăn uống không phải lúc nào cũng có biểu hiện rõ ràng. Ngoài việc thường xuyên nói về chế độ ăn kiêng, việc quá chú trọng vào hình thể và trọng lượng cũng là một phần phổ biến trong cuộc trò chuyện hàng ngày thì nó cũng là một dấu hiệu về chứng rối loạn mà người đó mắc phải."

2. Cắt bỏ toàn bộ các nhóm thực phẩm thông thường khỏi chế độ ăn uống

Loại bỏ các nhóm thực phẩm ra khỏi chế độ ăn kiêng không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của chứng rối loạn ăn uống, đặc biệt khi nó được thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên theo Albers, nếu không vì lý do sức khỏe, tôn giáo hay đạo đức rõ ràng nào mà có sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy một điều gì đó nghiêm trọng hơn đang diễn ra hoặc là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống.

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang phải chật vật với chuyện ăn uống của mình và tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ - Ảnh 4.

Loại bỏ các nhóm thực phẩm ra khỏi chế độ ăn kiêng không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của chứng rối loạn ăn uống.

3. Thói quen tập thể dục hoặc ăn uống không bình thường

Lauren Smolar, giám đốc của các chương trình tại Hiệp hội Rối loạn ăn uống Quốc gia Hoa Kỳ cho biết việc đột ngột thay đổi tâm trạng và hành vi về chế độ ăn và việc tập thể dục có thể là dấu hiệu đáng lo ngại.

Cụ thể là họ tập thể dục quá mức, tiêu thụ quá nhiều calo, thường xuyên phải đi vệ sinh sau khi ăn, hay thường xuyên nhịn ăn hoặc trở nên cuồng ăn uống. Điều này còn có thể đi kèm với sự thay đổi trọng lượng với một mức đáng kể, Smolar nói.

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang phải chật vật với chuyện ăn uống của mình và tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ - Ảnh 5.

Thay đổi trọng lượng đáng kể cũng có thể là dấu hiệu đáng lo ngại liên quan đến ăn uống.

4. Xuất hiện những thay đổi trên cơ thể

Có những ảnh hưởng về thể chất khi bạn gặp phải chứng rối loạn ăn uống, ngoài những thay đổi về trọng lượng.

Theo Kristin Wilson, phó chủ tịch phụ trachs tại Học viện Newport, một trung tâm dành cho các thiếu niên đang trải qua các vấn đề về sức khỏe tâm thần, cho biết khi bạn mắc chứng bệnh này cơ thể có thể xuất hiện tình trạng nứt nẻ, nổi mẩn đỏ, xói mòn răng và làm tóc xơ, dễ gãy rụng. Một số người sống với tình trạng rối loạn ăn uống lâu dài còn dễ xuất hiện vết bầm tím và dễ bị cảm lạnh.

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang phải chật vật với chuyện ăn uống của mình và tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ - Ảnh 6.

Một số người sống với tình trạng rối loạn ăn uống lâu dài còn dễ xuất hiện vết bầm tím và dễ bị cảm lạnh.

5. Dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên

Theo ông Cabrera, quá lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu dễ gây ra chứng rối loạn ăn uống, ngoài ra các loại thuốc viên áp dụng trong chế độ ăn cũng dễ gây ra chứng bệnh này.

6. Gặp những dấu hiệu về sức khỏe tâm thần khác

Rối loạn ăn uống có những dấu hiệu khá giống các bệnh khác như trầm cảm hoặc lo lắng, chúng đều có các triệu chứng tác động đến thể chất và tinh thần của người bệnh. Albers còn nhấn mạnh, chứng rối loạn ăn uống nếu không được điều trị có thể gây ra tử vong, đó là lý do tại sao những người sống chung với căn bệnh này cần được hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia.

"Họ có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tinh thần," Albers nói. "Việc xác định các dấu hiệu và nhận lời tư vấn từ các bác sĩ từ sớm là điều rất cần thiết".

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang phải chật vật với chuyện ăn uống của mình và tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ - Ảnh 7.

Rối loạn ăn uống có những dấu hiệu khá giống các bệnh khác như trầm cảm hoặc lo lắng.

Bạn cần làm gì khi người thân gặp chứng rối loạn ăn uống?

Nhiều người mắc chứng rối loạn ăn uống thường khá chủ quan, không chủ động điều trị. Nếu bạn đang lo lắng về người thân của mình, hãy khuyên họ đi khám bác sĩ để nhận lời tư vấn tốt nhất cho sức khoẻ của mình. Hãy bày tỏ sự quan tâm chân thật của bạn đối với họ, sẵn sàng lắng nghe những gì họ chia sẻ để gần gũi hơn.

Nguồn: Huffington

Chia sẻ