6 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư hậu môn nhiều người không biết
Ung thư hậu môn là một trong các loại ung thư "hung hăng" nhất, đặc biệt là bạn không phát hiện ở giai đoạn sớm thì quá trình chữa trị sẽ vô cùng nan giải.
Thế nào gọi là ung thư hậu môn?
Nằm ở vị trí kín đáo, ung thư hậu môn không phổ biến và thường ít được quan tâm do tâm lý ngại ngùng của mọi người. Đây là loại ung thư phát triển tại trực tràng (hậu môn), bắt đầu từ khối u được tạo ra bởi sự phát triển bất thường, không thể kiểm soát của các tế bào ở hậu môn.
Đừng nhầm lẫn ung thư đại trực tràng với ung thư hậu môn! Ung thư đại trực tràng ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng và trực tràng, trong khi ung thư hậu môn chỉ ảnh hưởng đến hậu môn.
Hàng năm ở Mỹ có gần 8000 người mắc bệnh ung thư hậu môn và 1000 người chết vì bệnh này. Cứ 4 người thì có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư này trong tình trạng đã bị lan rộng đến các hạch bạch huyết; 1 trong 10 người được chẩn đoán ung thư hậu môn đã ở giai đoạn di căn. Tin buồn là bệnh ung thư hậu môn đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, mặc dù vẫn hiếm hơn là ung thư đại tràng, trực tràng, ruột kết.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư hậu môn
Mặc dù cho đến nay, nguyên nhân gây nên ung thư hậu môn vẫn chưa được xác định chính xác nhưng các nhà nghiên cứu chuyên về sức khỏe tin rằng những yếu tố như uống rượu, hút thuốc, bị bệnh trĩ lâu không điều trị, sa trực tràng, u nhú đầu hậu môn, viêm hậu môn... có thểlàm tăng nguy cơ phát triển ung thư hậu môn. Ung thư hậu môn cũng có liên quan chặt chẽ với bệnh u nhú HPV - một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn, bao gồm:
- Tuổi tác: Hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn xảy ra ở những người 50 tuổi trở lên.
- Quan hệ tình dục với nhiều người: Đàn ông và phụ nữ có nhiều bạn tình trong cuộc đời của mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn, đặc biệt là những người hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Dùng thuốc hay bị bệnh ức chế hệ thống miễn dịch: Những người dùng thuốc nhằm ức chế hệ thống miễn dịch (các thuốc ức chế miễn dịch), bao gồm cả những người đã được cấy ghép nội tạng, có thể có nguy cơ gia tăng ung thư hậu môn. Bị HIV - virus gây ra bệnh AIDS - cũng có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn.
Triệu chứng của ung thư hậu môn
Bất cứ bệnh ung thư nào được phát hiện sớm cũng dễ dàng điều trị thành công hơn. Tất nhiên không phải những triệu chứng này sẽ hiện diện, giúp bạn dễ dàng phát hiện bệnh tật nhưng bạn cần lưu ý những dấu hiệu sớm dưới đây:
- Ngứa hậu môn liên tục.
- Dễ nhạy cảm hoặc đau nhức dưới hậu môn.
- Đi tiêu bất thường.
- Chảy máu hậu môn.
- Ra dịch không kiểm soát.
- Xuất hiện vùng rắn hoặc nổi cục gần hậu môn.
Mặc dù chưa có nghiên cứu đưa ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư hậu môn nhưng một số yếu tố đã được xác định có thể gây bệnh như suy yếu hệ miễn dịch, hút thuốc, kích thích hậu môn thường xuyên. Ung thư hậu môn thường xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên. Ngoài ra, đàn ông dưới 35 tuổi và phụ nữ trên 60 tuổi rất dễ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào gây khó chịu, đặc biệt là nếu bạn có những dấu hiệu nguy cơ ung thư hậu môn như trên thì cần đi khám sớm và trao đổi với bác sĩ.
Làm thế nào để phát hiện ung thư hậu môn sớm?
Một số phương pháp của y học cổ truyền có thể phát hiện sớm ung thư hậu môn:
Kiểm tra hậu môn bằng tay: Bác sĩ sẽ kiểm tra khoang hậu môn bằng tay để tìm xem có những bất thường hoặc cục u trong hậu môn không.
Sử dụng dụng cụ soi hậu môn: Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ chèn vào hậu môn để tiến hành nội soi. Xét nghiệm này thường được bác sĩ sử dụng sau khi kiểm tra hậu môn bằng tay và thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Chụp PET, CT, MRI, X-quang, siêu âm và sinh thiết: cũng là những phương pháp sử dụng để phát hiện ung thư hậu môn. Tuy nhiên những xét nghiệm này cũng gây tranh cãi vì có thể khiến ung thư hậu môn lây lan nhanh hơn.
(Nguồn: Healthadvisorgroup/Mayo)