50% các bệnh là do thực phẩm chế biến tại gia đình gây ra

Lan Anh,
Chia sẻ

Dân gian vẫn có câu “Bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh theo miệng mà vào) và cũng theo thống kê mới nhất có đến 50% các bệnh phát sinh do sự lơ là trong quá trình bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm.

Việc bảo quản, chế biến, sử dụng thực phẩm trong các gia đình là một trong những nguyên nhân không

Chế biến thực phẩm và chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người
nhỏ gây ra các mầm bệnh nguy hiểm của ung thư, viêm gan B... Thực tế, y học đã kết luận được chế độ ăn có liên quan đến 30 - 40% số ca mắc ung thư ở nam và 60% ở nữ.

Vệ sinh và bảo quản thực phẩm không tốt

Vệ sinh thực phẩm không tốt là nguyên nhân hàng đầu của ngộ độc thực phẩm. Mặt khác việc bảo quản thực phẩm cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhiều bà nội trợ tin rằng: tủ lạnh là một trợ thủ đắc lực trong bảo quản thực phẩm và chỉ cần bỏ tất cả các loại thực phẩm đã chế biến lẫn thực phẩm tươi sống vào cả trong tủ lạnh là đã có thể yên tâm. Thực tế, các loại thực phẩm được giữ lạnh chỉ có thể sử dụng trong khoảng thời gian nhất định và tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau có thể giữ được trong tủ lạnh trong khoảng thời gian khác nhau. Thậm chí có một số loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh như: khoai tây, cà chua, hành... vì môi trường nhiệt độ thấp và khô trong tủ sẽ làm giảm chất lượng của các loại rau củ này.

Thức ăn để trong tủ lạnh nếu không được bảo quản tốt sẽ khiến người sử dụng bị bệnh đường tiêu hoá, thậm chí bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. Vì nếu thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ của tủ lạnh không thể giết chết được vi khuẩn mà chỉ làm chúng ngừng phát triển. Khi gặp điều kiện nhiệt độ bình thường chúng sẽ phát triển trở lại khiến người sử dụng rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, thức ăn đưa vào tủ lạnh phải tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn.

Quá trình nấu nướng không đảm bảo

Thức ăn nấu quá kỹ hoặc chưa chín kĩ đều không có lợi có sức khỏe.

Với các món thịt xiên nướng, rán, Giáo sư Henry Joyeux, Giám đốc phòng thí nghiệm dinh dưỡng và ung thư học ở Montpellier (người được giải thưởng về ung thư học năm 1985) cho biết: “Khi quay thịt ở nhiệt độ cao, lớp dầu mỡ bôi trên thịt rơi xuống lửa sẽ bị đốt cháy tạo ra chất benzopyren bám trên bề mặt của nó, là chất có khả năng gây ung thư.”

Theo các nhà khoa học, phần cháy cạnh của thịt nướng hoặc các món rán dễ tạo ra chất gây ung thư.

Bởi vậy khi chế biến thực phẩm cũng cần lưu ý để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị biến dạng, hao hụt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cơ thể hấp thu, sử dụng tốt các thành phần dinh dưỡng và ngăn ngừa việc sản sinh ra các chất độc hại.

Chế biến và ăn các loại thực phẩm kị nhau

Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể được chế biến chung với nhau do trong quá trình hấp thụ và chuyển hoá, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp mà nếu chúng kị nhau sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho cơ thể, thậm chí gây tử vong. Ví dụ, nếu sau khi ăn thịt chó mà uống ngay một chén nước chè, chất a-xit tanin từ chè kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit sẽ làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư...

Những kiến thức an toàn thực phẩm cho các bà nội trợ sẽ giúp mỗi gia đình không những có những món ngon bổ dưỡng mà còn giúp bảo vệ cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật tốt nhất.

 L.A

Chia sẻ