5 vấn đề thường gặp ở “vùng kín”
Thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày làm cho “vùng kín” gặp rắc rối vì môi trường axít bảo vệ tự nhiên của “cô nhỏ” bị ảnh hưởng. Đây chỉ là 1 trong 5 vấn đề thường gặp.
1. Thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày
Ý kiến chuyên gia: Đây là một thói quen giữ vệ sinh không tốt.
Tuy nhiên, loại băng vệ sinh nào có thời hạn sử dụng vì thế nếu dùng loại hết hạn hay bảo quản không tốt thì vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào bằng cách nào đó.
Nếu thấy “vùng kín” mẩn đỏ, ngứa, có mùi lạ thì không nên dùng băng vệ sinh hàng ngày nữa vì môi trường axít có tác dụng bảo vệ tự nhiên của “cô nhỏ” đang bị ảnh hưởng.
Biện pháp cải thiện: Thay vì dùng băng vệ sinh hằng ngày thì hãy thường xuyên thay quần lót.
Quần lót sau khi giặt nên phơi ở ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu ẩm trời thì nên giặt quần lót bằng nước nóng và sấy/là trong vòng 3-4 phút là được.
Nên chọn những thương hiệu có tiếng trên thị trường, và khi nào cần dùng mới mua, ko nên mua nhiều về tích trữ vì như thế dễ bị “quá đát”.
2. Thường xuyên dùng nước rửa chuyên dụng
Ý kiến chuyên gia: Đây là một lỗi rất thường gặp ở nữ giới. Đa số chúng ta thường nghĩ rằng dùng nước rửa chuyên dụng thì “cô nhỏ” sẽ càng sạch sẽ nhưng dùng một thời gian thì có triệu chứng ngứa ở “chỗ ấy”. Đây gọi là “bệnh nhà giàu” của các quý bà.
Dùng nước chuyên dụng vệ sinh “chỗ ấy” càng nhiều thì nguy cơ bị viêm âm đạo càng cao do độ PH trong âm đạo bị thay đổi, khiến vi khuẩn có hại phát triển.
Biện pháp cải thiện: Từ góc độ an toàn, thông thường bác sỹ sẽ khuyến cáo chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh “vùng kín”.
Thực ra, bác sỹ biết rõ nước sạch chỉ có thể rửa sạch bụi bẩn nhưng không thể giết chết vi khuẩn. Khi sức đề kháng trong cơ thể yếu đi thì vi khuẩn có hại sẽ nhân cơ hội đó thâm nhập vào. Vì vậy, chúng ta nên căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và dưới sự hướng dẫn của bác sỹ phụ khoa chọn cho mình một loại nước rửa bảo vệ thích hợp nhưng không nên sử dụng hàng ngày. 2 tuần một lần hoặc khi sức đề kháng thấp hoặc trong thời kỳ “đèn đỏ” sử dụng là thích hợp nhất. Chúng ta phải lưu ý không được liên tục thay đổi hay sử dụng nhiều loại nước rửa chuyên dụng có thương hiệu khác nhau.
3. Mọc mụn ở “vùng kín”
Trước đây, tôi có đọc một bài báo viết về một phụ nữ vì mọc mụn ở “vùng kín” và tốn rất nhiều tiền để chữa trị. Nhưng thực ra đó là chuyện rất bình thường.
Do “vùng kín” bị bao phủ bởi lớp lông dày rậm, rồi thời tiết khô hanh hoặc bài trừ độc tố trong cơ thể không tốt nên dễ gây ra viêm đỏ. Những chị em có làn da dầu càng dễ nổi mụn ở vùng này. Ngoài ra, nếu cơ địa không “thích” các chất tanh, cay, nếu họ ăn vào sẽ dễ gây ra rối loạn khi bài trừ chất độc, vì vậy, vào thời tiết hanh khô như mùa thu đông thì nên ăn nhiều rau xanh va hoa quả.
Biện pháp cải thiện: Nếu xuất hiện nốt sưng đỏ, viêm thì bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy dùng cồn I-ốt vệ sinh cho “cô nhỏ” vào buổi sáng và tối hàng ngày.
Nếu không an tâm thì hãy đến các bệnh viện lớn để kiểm tra.
4. Viêm nhiễm do quần lọt khe
Chuyên gia phụ sản Singapore cho rằng, nếu mặc quần lọt khe thì thà không mặc gì còn hơn.
Quần lọt khe chủ yếu làm từ sợi hoá học và mặt tiếp xúc với “cô nhỏ” rất hẹp nên dễ gây ra cọ xát, tổn thương. Hậu quả là viêm nhiễm niệu đạo, dẫn đến thường xuyên đi tiểu. Dây ở phía sau mông sẽ cọ xát, ảnh hưởng đến lưu thông máu, từ đó hình thành nên mụn hoặc lở loét.
Biện pháp cải thiện: Nên mặc quần chíp bằng chất lụa hoặc cotton để thoáng khí. Không nên mặc quần lọt khe nhiều. Hạn chế mặc quần co giãn và quần Jean bó chặt, đặc biệt là nếu mặc quần chíp dây kết hợp với quần jean bó chặt thì sẽ trở thành kẻ thù của “cô nhỏ”.
5. Đau rát khi “yêu”
Ý kiến chuyên gia: “Chuyện ấy” nếu không biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào và đây là nguyên nhân quan trọng gây ra các chứng viêm ở “vùng kín” hoặc các bệnh phụ khoa.
Nhiều chị em tái phát bệnh chủ yếu là do “chú nhỏ” không được vệ sinh đúng cách. Điều này có nghĩa, khi bị nhiễm bệnh thì nên cả 2 vợ chồng nên cùng điều trị.
Biện pháp cải thiện: Ngoài vệ sinh “cô nhỏ”, trước khi “yêu”, chị em nên nhắc nam giới vệ sinh “chú nhỏ” sạch sẽ.