5 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng bệnh
Sốt xuất huyết là một trong 10 nguyên nhân nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Khi nhận thấy các dấu hiệu như sốt cao, sung huyết ở da, buồn nôn… cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm đối với trẻ em
Thời tiết nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam dễ khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát và lây lan dữ dội, trong đó đối tượng cần đặc biệt chú ý là trẻ em. Với những dấu hiệu ban đầu khó nhận biết cộng thêm sức đề kháng yếu ở trẻ, dẫn đến việc phát hiện và chữa trị chậm trễ để lại nhiều trường hợp đáng tiếc.
Vì vậy, hãy lưu ý ngay các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng bệnh sau đây để bảo vệ các bé khỏi "đại dịch mùa mưa" năm nay nhé!
Các triệu chứng sốt xuất huyết phổ biến ở trẻ em
Dù là trẻ em hay người lớn, khi nhiễm sốt xuất huyết sẽ đều xuất hiện 05 triệu chứng cơ bản thường gặp dưới đây:
- Luôn cảm thấy bồn chồn, kích thích, mỏi mệt rũ rượi, chán ăn,…
- Xuất hiện những cơn đau bụng, buồn nôn.
- Sốt cao đột ngột, liên tục..
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh khi nhiễm vi-rút bệnh sốt xuất huyết sẽ có thêm các dấu hiệu như quấy khóc, bỏ bú, ngủ li bì, ít tiểu tiện, phù nề,… Đây là đối tượng chưa có khả năng giao tiếp rõ ràng, vậy nên, bố mẹ cần để ý đến con nhiều hơn để phát hiện kịp thời các dấu hiệu ở bé.
Sốt cao liên tục là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu hiện rõ sau 07-10 ngày bị muỗi đốt. Tuy nhiên, bệnh lại trở nặng khá nhanh và kéo dài, làm suy yếu hệ miễn dịch ở trẻ, gây mất sức và khó hồi phục thể trạng sau này. Do đó, tốt nhất không nên tự điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà, cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất khi nhận thấy những biểu hiện bệnh lý đầu tiên.
Phòng ngừa dịch sốt xuất huyết cho trẻ
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do vi-rút Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes aegypti chính là vật chủ lây truyền vi-rút. Loài muỗi này sinh sôi nhiều vào mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12), điều đó giải thích vì sao thời gian này trở thành mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết.
Muỗi vằn Aedes aegypti là vật chủ lây truyền vi-rút sốt xuất huyết
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Hầu hết các cách ngăn ngừa chỉ là chủ động kiểm soát các loại côn trùng trung gian gây bệnh.
Hãy lưu ý một số phương pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho các bé và gia đình khỏi dịch sốt xuất huyết nhé.
Đối với không gian sống
- Vệ sinh các dụng cụ chứa nước đọng như lu nước, bình hoa,,…Đậy kín các vật dụng chứa nước sinh hoạt trong nhà để muỗi không thể vào đẻ trứng.
- Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà như chai lọ, các mảnh vỡ có thể đọng nước, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ,…
- Thả cá vào các dụng cụ đựng nước có dung tích lớn như bể, giếng, chum, vại,…để cá ăn hết lăng quăng/ bọ gậy nếu có.
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên, lật úp các đồ dùng chứa nước nếu chưa dùng đến.
- Trồng thảo dược hoặc các loại cây có mùi hương quanh nhà để xua muỗi.
Giữ vệ sinh môi trường sống để loại bỏ nơi sản sinh của muỗi
Đối với trẻ
- Cho trẻ mặc quần áo tay dài, hạn chế để trẻ đến gần nơi tối, ẩm ướt dễ sản sinh muỗi.
- Hạn chế mặc quần áo tối màu cho bé.
- Ngủ trong màn, bất kể là ngày hay đêm.
Ngoài ra bố mẹ có thể sử dụng các sản phẩm chống muỗi như chai xịt phun sương, kem chống muỗi chứa các thành phần an toàn để bảo vệ bé.
Dịch sốt xuất huyết đang trong giai đoạn diễn biến phức tạp, cả nhà hãy chủ động đề phòng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình nhé!
Sản phẩm chống muỗi Remos an toàn cho trẻ em
Từ năm 2011 đến nay, nhãn hàng Remos thuộc công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) đã phối hợp với Trung Tâm Y Tế tổ chức chiến dịch "Remos - Bảo vệ gia đình khỏi mọi vấn đề do muỗi" nhằm tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng phòng chống các dịch bệnh liên quan đến muỗi và côn trùng. Năm nay, chiến dịch sẽ tiếp tục được phát động tại 32 tỉnh thành trên cả nước.