5 ổ vi trùng trong nhà bếp
Nhà bếp là một trong số 10 khu vực chứa nhiều vi trùng nhất trong nhà bạn, mặc dù hầu hết mọi người đều khẳng định rằng, họ đã thường xuyên lau chùi nhà bếp sạch sẽ.
Bạn có biết vật gì trong nhà bạn là nơi tiềm ẩn nhiều vi trùng nhất? Thùng rác, toilet? Hoàn toàn sai, chính xác là cái bồn rửa chén! Kết quả một cuộc nghiên cứu của Hội đồng Vệ sinh Mỹ – một nhóm chuyên gia sức khỏe toàn cầu cho biết, toàn bộ nhà bếp thường là mảnh đất màu mỡ cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Nhà bếp là chủ sở hữu một nửa trong số 10 khu vực chứa nhiều vi trùng nhất trong nhà bạn, mặc dù hầu hết mọi người đều khẳng định rằng, họ đã thường xuyên lau chùi nhà bếp sạch sẽ.
“Nguồn vi khuẩn chiếm tỉ lệ rất cao trong nhà bếp, vì bạn mang vào đấy nhiều loại thịt, cá và thực phẩm tươi sống, có chứa các loại vi khuẩn E.coli, Salmonella cùng một số loại vi khuẩn khác” - Tiến sĩ khoa vi trùng học Charles Gerba, giảng viên Trường Đại học Arizona (Mỹ) nói - “Quá trình hầm, nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng khi bạn dùng tay di chuyển chúng lúc còn tươi sống có thể làm gia tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh tới các loại thực phẩm và các bề mặt khác, như bồn rửa chén và lò nướng điện tử”.
May mắn là việc tẩy trừ các loại vi trùng trong nhà bếp của bạn là chuyện vô cùng đơn giản. Dưới đây là 5 vật dụng dẫn đầu danh sách các vật dụng nhiều vi trùng nhất trong nhà bếp, cùng những bí quyết để tẩy sạch chúng một cách nhanh chóng:
1. Bồn rửa chén: Trong hầu hết các ống thoát nước ra từ nhà bếp, cứ mỗi một cm2 có chứa tới hai trăm ngàn các loại vi khuẩn khác nhau, tiến sĩ Gerba cho biết. “Mọi thứ ném vào trong bồn rửa như thực phẩm tươi sống, chén đĩa dơ… cùng với tình trạng thường xuyên ẩm ướt, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển”.
Để tẩy sạch chúng, bạn có thể áp dụng cách đơn giản là dùng các loại thuốc xịt để tẩy uế bồn rửa và các đường ống thoát nước vào mỗi tối, sau khi đã rửa chén xong và đừng quên lau thật khô bồn rửa sau đó.
2. Miếng bọt biển: Vật mà bạn tin tưởng dùng để lau chùi sạch nhà bếp là miếng bọt biển có thể gây phản tác dụng. “Nếu bạn sử dụng một miếng bọt biển để lau những khu vực có vi khuẩn, rồi lại dùng nó để lau những bề mặt khác, bạn đã vô tình góp phần làm lây lan vi khuẩn khắp nơi trong nhà bếp”, tiến sĩ Gerba giải thích.
Bạn cần sử dụng nhiều miếng bọt biển khác nhau cho từng công việc như rửa chén dĩa, hoặc lau chùi. Đồng thời, bạn nên thường xuyên giặt miếng bọt biển bằng xà phòng sát trùng ít nhất mỗi tuần một lần, hoặc cho vào lò vi ba hấp trong vòng hai phút cũng có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn.
3. Các loại thớt: Các loại thớt là nơi tập hợp lượng vi khuẩn rất lớn. Tại sao? “Đầu tiên, bạn sử dụng chúng để chặt các loại thực phẩm như các loại thịt, cá sống… Thứ hai, các vết rãnh do dao tạo ra trên bề mặt thớt có thể lưu giữ vi khuẩn ở đó và rất khó tẩy trừ”.
Để tránh ô nhiễm từ các vết rãnh trên mặt thớt, bạn nên sử dụng nhiều loại thớt khác nhau cho từng công việc như thớt để chặt thịt cá riêng và thớt để xắt các loại thực phẩm khác riêng. Đồng thời, bạn nhớ rửa chúng thật sạch bằng xà phòng ngay sau mỗi lần sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng dầu vô cơ để lau các loại thớt bằng gỗ sau mỗi một hoặc hai tháng, nhằm trám kín các rãnh trên thớt và ngăn cản vi khuẩn tích tụ.
4. Vòi nước: Hầu hết mọi người thường có thói quen là sau khi cầm các loại thịt, cá sống… xong lại dùng tay mở vòi nước để rửa tay. Và như thế bạn đã vô tình làm lây lan vi khuẩn sang vòi nước. Để tẩy sạch vi trùng, bạn nên xịt các loại thuốc tẩy vào tay vặn và đầu vòi, hoặc lau sạch chúng bằng một loại vải chống vi khuẩn.
5. Tủ lạnh: Tay cầm ở tủ lạnh tiếp xúc với tay của nhiều người, do vậy, có thể vô tình trở thành nơi làm lây lan mầm bệnh. Và ở bên trong tủ lạnh, ngăn dưới cùng là tồi tệ nhất. Vì khi các loại thực phẩm chứa ở các ngăn trên bị rò rỉ hoặc chảy nước xuống, tất cả đều tập trung ở đó.
Để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, bạn phải tẩy sạch tay cầm, các ngăn kéo và ngăn dưới của tủ lạnh trước mỗi lần mua sắm hàng tuần. Và mỗi tháng, bạn cần rửa sạch toàn bộ tủ lạnh bằng xà phòng và nước, rồi lau chùi thật khô trước khi sử dụng để bảo quản thực phẩm trở lại.
Nhà bếp là chủ sở hữu một nửa trong số 10 khu vực chứa nhiều vi trùng nhất trong nhà bạn, mặc dù hầu hết mọi người đều khẳng định rằng, họ đã thường xuyên lau chùi nhà bếp sạch sẽ.
“Nguồn vi khuẩn chiếm tỉ lệ rất cao trong nhà bếp, vì bạn mang vào đấy nhiều loại thịt, cá và thực phẩm tươi sống, có chứa các loại vi khuẩn E.coli, Salmonella cùng một số loại vi khuẩn khác” - Tiến sĩ khoa vi trùng học Charles Gerba, giảng viên Trường Đại học Arizona (Mỹ) nói - “Quá trình hầm, nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng khi bạn dùng tay di chuyển chúng lúc còn tươi sống có thể làm gia tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh tới các loại thực phẩm và các bề mặt khác, như bồn rửa chén và lò nướng điện tử”.
May mắn là việc tẩy trừ các loại vi trùng trong nhà bếp của bạn là chuyện vô cùng đơn giản. Dưới đây là 5 vật dụng dẫn đầu danh sách các vật dụng nhiều vi trùng nhất trong nhà bếp, cùng những bí quyết để tẩy sạch chúng một cách nhanh chóng:
Để tẩy sạch chúng, bạn có thể áp dụng cách đơn giản là dùng các loại thuốc xịt để tẩy uế bồn rửa và các đường ống thoát nước vào mỗi tối, sau khi đã rửa chén xong và đừng quên lau thật khô bồn rửa sau đó.
2. Miếng bọt biển: Vật mà bạn tin tưởng dùng để lau chùi sạch nhà bếp là miếng bọt biển có thể gây phản tác dụng. “Nếu bạn sử dụng một miếng bọt biển để lau những khu vực có vi khuẩn, rồi lại dùng nó để lau những bề mặt khác, bạn đã vô tình góp phần làm lây lan vi khuẩn khắp nơi trong nhà bếp”, tiến sĩ Gerba giải thích.
Bạn cần sử dụng nhiều miếng bọt biển khác nhau cho từng công việc như rửa chén dĩa, hoặc lau chùi. Đồng thời, bạn nên thường xuyên giặt miếng bọt biển bằng xà phòng sát trùng ít nhất mỗi tuần một lần, hoặc cho vào lò vi ba hấp trong vòng hai phút cũng có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn.
3. Các loại thớt: Các loại thớt là nơi tập hợp lượng vi khuẩn rất lớn. Tại sao? “Đầu tiên, bạn sử dụng chúng để chặt các loại thực phẩm như các loại thịt, cá sống… Thứ hai, các vết rãnh do dao tạo ra trên bề mặt thớt có thể lưu giữ vi khuẩn ở đó và rất khó tẩy trừ”.
Để tránh ô nhiễm từ các vết rãnh trên mặt thớt, bạn nên sử dụng nhiều loại thớt khác nhau cho từng công việc như thớt để chặt thịt cá riêng và thớt để xắt các loại thực phẩm khác riêng. Đồng thời, bạn nhớ rửa chúng thật sạch bằng xà phòng ngay sau mỗi lần sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng dầu vô cơ để lau các loại thớt bằng gỗ sau mỗi một hoặc hai tháng, nhằm trám kín các rãnh trên thớt và ngăn cản vi khuẩn tích tụ.
4. Vòi nước: Hầu hết mọi người thường có thói quen là sau khi cầm các loại thịt, cá sống… xong lại dùng tay mở vòi nước để rửa tay. Và như thế bạn đã vô tình làm lây lan vi khuẩn sang vòi nước. Để tẩy sạch vi trùng, bạn nên xịt các loại thuốc tẩy vào tay vặn và đầu vòi, hoặc lau sạch chúng bằng một loại vải chống vi khuẩn.
5. Tủ lạnh: Tay cầm ở tủ lạnh tiếp xúc với tay của nhiều người, do vậy, có thể vô tình trở thành nơi làm lây lan mầm bệnh. Và ở bên trong tủ lạnh, ngăn dưới cùng là tồi tệ nhất. Vì khi các loại thực phẩm chứa ở các ngăn trên bị rò rỉ hoặc chảy nước xuống, tất cả đều tập trung ở đó.
Để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, bạn phải tẩy sạch tay cầm, các ngăn kéo và ngăn dưới của tủ lạnh trước mỗi lần mua sắm hàng tuần. Và mỗi tháng, bạn cần rửa sạch toàn bộ tủ lạnh bằng xà phòng và nước, rồi lau chùi thật khô trước khi sử dụng để bảo quản thực phẩm trở lại.