5 mẹo giúp khách hàng tránh bị “móc túi” khi mua sắm
Khi đi mua sắm, nếu không biết lựa chọn thông minh và điều tiết nhu cầu mua bán của mình, bạn sẽ có thể dễ dàng rơi vào tình trạng “cháy túi”.
Thay vì phàn nàn, các nhà sản xuất có quá nhiều chiêu móc đến đồng bạc cuối cùng của mình, bạn hãy tập cho bản thân những thói quen mua sắm thông minh để không bị "viêm màng túi".
1. Lên kế hoạch mua các vật dụng cần mua từ nhà
Lập danh sách các món đồ cần mua là công đoạn mà các bà nội trợ thường bỏ quên hoặc thực hiện một cách qua loa. Song nếu thực hiện bước này một cách chi tiết, rõ ràng ngay từ nhà, chị em sẽ xác định được mình nên mua những gì. Điều này tránh được tình trạng mua phải những thứ không cần thiết.
Lập danh sách các món đồ cần mua là công đoạn mà các bà nội trợ thường bỏ quên hoặc thực hiện một cách qua loa. Song nếu thực hiện bước này một cách chi tiết, rõ ràng ngay từ nhà, chị em sẽ xác định được mình nên mua những gì. Điều này tránh được tình trạng mua phải những thứ không cần thiết.
Lên kế hoạch những vật dụng, sản phẩm cần mua để có định hướng mua sắm cụ thể
Phụ nữ dễ bị thu hút bởi những băng rôn, quảng cáo, lời chào hàng… của người bán nên thường lâm vào tình trạng mua sắm tràn lan, không hợp lí. Tình trạng này sẽ được khắc phục nếu bạn đã lên một danh sách chi tiết những món đồ cần mua. Khi đó, bạn chỉ cần đến đúng khu vực bán những mặt hàng đó và lựa chọn.
Quá trình lên kế hoạch đồng thời cũng là cơ hội để các bà nội trợ xem xét lại mặt hàng nào là cần thiết nhất trong số đồ muốn mua, để từ đó có định hướng mua sắm cụ thể.
2. Cẩn trọng khi mua sắm bằng thẻ tín dụng vì dễ chi tiêu "quá tay"
Không thể phủ nhận hình thức mua sắm qua thẻ tín dụng ngày một tiện lợi hơn và được nhiều khách hàng chuộng sử dụng. Thực tế, với hình thức mua sắm này, khách hàng có thể thực hiện thanh toán rất tiện lợi, nhanh chóng.
Không những vậy, khi sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm, khách hàng còn được mua với giá nhiều ưu đãi như: giảm 10% giá trị hóa đơn, mua trả góp bằng thẻ mà không phải trả thêm bất cứ khoản phí hay mức lãi suất nào (trong thời gian quy định của ngân hàng)...
Tuy nhiên, hình thức thanh toán này lại có một điều bất lợi, nhất là với những chị em là "tín đồ shopping". Khi mua sắm qua thẻ tín dụng, khách hàng sẽ ít có cảm giác thấy "xót ruột" như khi trả bằng tiền mặt. Chị em không trực tiếp thấy tiền trong túi mình "vơi đi" nên rất dễ dẫn đến tình trạng mua sắm tràn lan, chi tiêu quá tay hơn hẳn so với khi sử dụng tiền mặt.
Thanh toán bằng tiền mặt, khách hàng sẽ có cảm giác thấy "xót ruột"
Chưa kể, đôi khi, thanh toán bằng thẻ, nhiều khách hàng phải chịu phí dịch vụ. Hiện nay, có một số cửa hàng vẫn tính thêm phụ phí 1-3% trên giá hàng hoá dịch vụ khi thanh toán qua thẻ.
Hơn nữa, khi sử dụng thẻ tín dụng thanh toán nhiều tiện ích, tùy theo quy định của ngân hàng, khách hàng sẽ phải chịu một số loại phí như: phí thường niên (mức phí khoảng 200- 500.000 đồng/năm), phí rút tiền mặt (mức phí 2-4% số tiền được rút), phí chậm thanh toán (mức phí này bằng 3-4% số tiền thanh toán tối thiểu), phí chuyển đổi ngoại tệ (2% hay 3% trên số tiền của mỗi giao dịch), phí lãi suất (Giao dịch sẽ được tính lãi sau 30-45 ngày)...
Bởi thế, nếu không nắm rõ hay để ý những mức phí này khi thanh toán qua thẻ, khách hàng sẽ cảm giác như bị những món nợ "từ trên trời rơi xuống" khi mua sắm.
3. Mua vào thời điểm khuyến mãi hoặc đại hạ giá
Cùng một sản phẩm, nếu mua tại thời điểm khuyến mãi hoặc đại hạ giá, bạn sẽ được giảm một khoản tiền đáng so với giá gốc.
Đừng bao giờ nghĩ rằng, mức khuyến mãi 5%, 10%, 15% hay 30% là quá ít. "Tích tiểu thành đại", bạn sẽ chẳng thể ngờ được mình sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá bằng việc săn đồ khuyến mãi, đại hạ giá.
Bạn cũng có thể chọn mua những đồ dùng rồi, những đồ thanh lý. So với đồ mới, giá của hàng thanh lí thấp hơn tương đối nhiều. Tuy nhiên, khi mua sắm bằng hình thức này, bạn nên lựa chọn hàng hóa cẩn thận, kĩ lưỡng, hỏi han người có kinh nghiệm để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Mua đồ khuyến mãi hoặc đại hạ giá
4. Cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định mua
Thay vì đổ cả đống tiền vào những thứ mà chỉ có thể dùng vài lần, hãy tìm các giải pháp mua sắm thay thế khác. Hãy cân nhắc xem những sản phẩm nào là đồ bạn có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài.
Thực tế, có rất nhiều sản phẩm bạn mua không cần thiết và chỉ dùng được vài lần vì ngại phải đi mượn. Nhưng mua các sản phẩm ấy rồi, lúc không cần thiết, bạn lại muốn bán đi. Song bán đi thì bạn chấp nhận phải bán giá thấp mà để thì thừa.
Lựa chọn một chiếc rổ hấp inox giá vài chục nghìn thay cho việc trả tiền trăm, tiền triệu để mua chiếc nồi hấp cả năm mới dùng được vài lần cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá.
Với những đồ dùng có tần suất sử dụng cao, dùng lâu dài như: máy giặt, lò vi sóng, ti vi, máy tính… thì bạn nên đầu tư mua những sản phẩm chất lượng tốt, đừng vì ham đồ rẻ mà phải tốn kém tiền sửa chữa sau này.
Thực tế, có rất nhiều sản phẩm bạn mua không cần thiết và chỉ dùng được vài lần vì ngại phải đi mượn. Nhưng mua các sản phẩm ấy rồi, lúc không cần thiết, bạn lại muốn bán đi. Song bán đi thì bạn chấp nhận phải bán giá thấp mà để thì thừa.
Lựa chọn một chiếc rổ hấp inox giá vài chục nghìn thay cho việc trả tiền trăm, tiền triệu để mua chiếc nồi hấp cả năm mới dùng được vài lần cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá.
Với những đồ dùng có tần suất sử dụng cao, dùng lâu dài như: máy giặt, lò vi sóng, ti vi, máy tính… thì bạn nên đầu tư mua những sản phẩm chất lượng tốt, đừng vì ham đồ rẻ mà phải tốn kém tiền sửa chữa sau này.
5. Mua hàng với khối lượng lớn
Nếu có thể, bà nội trợ nên mua hàng với khối lượng lớn. Khi đó, giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với khi bạn mua với số lượng ít. Những mặt hàng bạn nên mua với số lượng lớn là: giấy vệ sinh, dầu gội đầu, xà phòng, nước rửa bát, bột giặt, dầu ăn...
Mua hàng với khối lượng lớn này, giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với khi bạn mua với số lượng ít
Nếu không có nhu cầu mua khối lượng nhiều, bạn có thể rủ các bà nội trợ khác góp tiền mua chung ở các siêu thị để được mức giá ưu đãi nhất.