5 loài cây cảnh vừa xanh vừa xinh lại an toàn khi trồng trong nhà

Judy,
Chia sẻ

Nếu bạn đang ngần ngại với kế hoạch “phủ xanh” không gian sống nhưng còn e ngại vì sợ những cây cảnh có chất dị ứng thì dưới đây chính là danh sách những loại cây trong nhà đặc biệt thích hợp với bạn.

Đây là những loài cây cảnh khá là an toàn của bạn nếu “trót” ăn phải, đồng thời chúng cũng là những chiếc máy lọc không khí rất hiệu quả đó!
 
1 Cây lục thảo trổ (Spider Plant)

Loại cây này có thân dài, thường có màu xanh tuyền hoặc xanh sọc trắng, có hoa li ti. Cây phát triển mạnh khi được đặt cạnh bên cửa sổ và được tưới nước đầy đủ. Cây có thể loại bỏ các chất độc hại trong không khí như Benzen, Formaldehyde, Toluene và xylene.
 
 
 
2 Cây dương xỉ (Lemon button Fern)

Là loại cây thân thiện và khá an toàn. Đặc biệt nó còn được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, trong khi nhu cầu về độ ẩm khá cao. Dương xỉ được trồng lý tưởng trong nhà nơi tiếp xúc nhiều khói bụi thành phố, thích hợp cho những người có bệnh hen suyễn hoặc khó thở.
 
 
 
3. Cau cảnh (Areca Palm)

Cây giúp loại bỏ Formaldehyde và phù hợp để sử dụng như một chiếc máy giữ độ ẩm trong nhà. Bên cạnh đó, loại cây này cũng có thể loại bỏ được xylene và toluene. Với những khu vực ô nhiễm không khí cao và hay tiếp xúc với xăng dầu, cau cảnh chính là một lựa chọn không gì có thể tuyệt hơn.
 
 
 
4. Cây sung cao su (Baby Rubber Plant)

Loại cây thích hợp đặt trong những căn phòng lớn để loại bỏ khí CO, Formaldehyde và Trichloroethylene có trong không khí. Để cây phát triển tốt, bạn nên tưới nước và bón phân thường xuyên cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên thay chậu mới hàng năm cho đến khi cây đạt kích thước mong muốn.
 
 
cây 1

5. Cây cọ cảnh (Ponytail Palm)

Cây sở hữu “ngoại hình” nổi bật với những chiếc lá dài trên thân cây tạo cảm giác như một tác phẩm điêu khắc. Đây là loại cây khá ưa sáng và cần được tưới nước khoảng 1 đến 2 lần/tuần. Với ngoại hình của mình, cây thích hợp đặt trong những căn phòng, không gian lớn như phòng khách hay bên ngoài ban công.
 
 

(Nguồn tham khảo: Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - GS Đỗ Tất Lợi, Từ điển cây thuốc Việt Nam - Giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Chi, Aroid, Wiki)

Chia sẻ