5 cách sống xanh "chuẩn" giữa thời "bê tông hoá" để cứu rỗi cả Trái Đất và bản thân chúng ta

Nansmile,
Chia sẻ

Những cảnh báo về sự thay đổi của khí hậu toàn cầu không ngừng được đưa ra, chúng ta đang dần ý thức rõ hơn bao giờ hết tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. “Sống xanh” cũng từ đó mà ra đời và nở rộ trên mọi khía cạnh của cuộc sống, trở thành một xu hướng sống tích cực.

Một bảng xếp hạng mới vừa “gọi tên” Việt Nam khi chỉ ra Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 25 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Và tình trạng lạm dụng đồ nhựa dùng một lần vẫn gia tăng khắp nơi.

Môi trường đang gửi đến những cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực được tạo nên từ hành vi sai lầm của chính chúng ta hằng ngày. Và dù tin hay không tin, tất cả đều phải thừa nhận rằng lượng rác chúng ta thải ra mỗi ngày quá “khổng lồ" đến mức trở thành mối phiền toái. 

Nếu chọn cách “mặc kệ" hay “ngó lơ", có thể bạn sẽ “nhàn" hơn thật đấy nhưng không sớm thì muộn các thế hệ tương lai sẽ phải gánh chịu “di chứng" từ sự vô tâm của chúng  ta. Vậy thì còn chờ gì nữa? Dưới đây là một số gợi ý về cách "sống xanh”, vừa giúp bạn cứu Trái đất, vừa giảm bớt mối lo gánh nặng cho bạn mỗi ngày. 

    1. Tập thói quen mang theo một chiếc túi to khi đi chợ/siêu thị

Bạn biết phần lớn nguồn rác nhựa được thải ra mỗi ngày đến từ đâu không? Chính là các loại túi nylon, túi nhựa bạn nhận được khi đi mua đồ - bất kể là siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Dù chỉ mua những món đồ bé xíu như cây kẹo, hộp bánh hay mớ rau,... chúng đều được bao bọc cẩn thận bởi những chiếc túi nylon. 

5 cách sống xanh "chuẩn" giữa thời "bê tông hoá" để cứu rỗi cả Trái Đất và bản thân chúng ta - Ảnh 1.

Thế nên hãy tập thói quen mang theo một chiếc túi làm bằng chất liệu hữu cơ, mua gì thì bỏ vào đấy, đừng lấy túi nylon làm gì cho mất công xả rác. Chỉ cần thế thôi, bạn đã đóng góp tích cực vào việc làm dịu cơn giận dữ của môi trường rồi đấy.

    2. Học cách phân loại rác tại nhà

Một ngày mới bắt đầu từ lúc bạn thức dậy cho đến khi đêm về. Bất kì một hoạt động nào của bạn: ăn uống, mua sắm, sinh hoạt,...dù muốn hay không đều sẽ để lại “dấu ấn" bằng “một chút" hoặc “nhiều chút" rác thải. 

Thay vì “ném" tất cả vào một thùng rác cho xong việc, thì chúng ta hãy dành vài phút để phân loại chúng ra thành: 

Rác hữu cơ, tức là các loại rác dễ phân hủy như: thức ăn thừa, rau củ quả hư hỏng, lá cây, bã trà, cà phê,,… những thứ tưởng chừng vứt đi ấy về sau có thể xử lý chuyển thành phân bón, có lợi quá đúng không nào! 

Loại thứ hai là những chất thải còn lại, bao gồm: tã, băng vệ sinh, giấy ăn, vỏ bánh kẹo, lọ gốm, thủy tinh, túi nylon, găng tay cao su, đầu lọc thuốc lá,… những loại này sẽ được chôn lấp, chờ phân hủy. 

    3. Tự sắm một chiếc cốc riêng 

Điểm “sương sương" một ngày chúng ta sẽ uống một ly cà phê vào buổi sáng, chiều rảnh rỗi thì la cà quán trà sữa, rồi tối sau khi ăn xong lại đi tìm các hàng sinh tố, trà chanh,...Đếm qua thôi cũng thấy mỗi ngày “tốn" nhiều hơn một chiếc ly nhựa và ống hút rồi.  

5 cách sống xanh "chuẩn" giữa thời "bê tông hoá" để cứu rỗi cả Trái Đất và bản thân chúng ta - Ảnh 2.

Bởi vậy, hãy tự sắm cho mình một chiếc cốc và ống hút riêng. Đừng dùng cốc nhựa, để rồi lại tăng thêm lượng rác thải ra mỗi ngày.

    4. Có hộp đựng thức ăn cá nhân

Thực ra việc có hộp đựng thức ăn riêng sẽ hữu dụng hơn khi bạn là người chủ động đến cửa hàng mua thức ăn, hoặc nấu ăn mang theo. Cũng giống như việc sở hữu cốc riêng, với mỗi bữa sáng - trưa - tối, nếu thường xuyên ăn ngoài hay phải order thức ăn, thì bạn quả thật đang đóng góp “tích cực” một lượng rác thải nhựa ra môi trường đấy.

Có hộp đựng thức ăn cá nhân, ngoài chuyện giảm lượng rác thải từ hộp đựng bằng nhựa hoặc xốp mà các cửa hàng thường sử dụng; còn giúp đảm bảo vệ sinh cho bữa ăn của bạn, kích thích bạn siêng nấu nướng hơn đấy. Và hẳn rồi, thức ăn tự nấu muôn phần vệ sinh, an toàn hơn thức ăn hàng quán, đúng không nào?!

    5. Trồng “bừa” một cái cây- Tại sao không? 

Vì sao nói là trồng “bừa”? Bởi vì, không nhất thiết bạn phải trồng những cây to, trĩu quả hay lá xanh um tùm thì mới được gọi là trồng cây. Không phải cứ trồng hoa hay cây cảnh thì mới gọi là tạo nên môi trường xanh. Đơn giản, dù bạn chỉ trồng một bụi hành hay cắm bừa vài cọng xà lách ở góc bếp, cũng đã góp phần vào việc tạo không gian xanh, mát lành. Mỗi loại cây đều sẽ tiết ra một lượng oxi nhất định, và có ích, đương nhiên rồi. Không chỉ thế, cây xanh còn giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, giảm nóng bức và thú vị mà nói, những loại cây bé xinh mà bạn trồng “bừa” vu vơ như hành, xà lách hay ớt,… cũng có ích cho việc ăn uống, sử dụng thực phẩm sạch.

5 cách sống xanh "chuẩn" giữa thời "bê tông hoá" để cứu rỗi cả Trái Đất và bản thân chúng ta - Ảnh 3.

Nếu có điều kiện hơn, hãy tự làm một mảnh vườn nhỏ trong nhà, trồng rau củ, hoa quả... Bạn sẽ vừa có nguồn cung hoa quả siêu sạch, mà không khí trong nhà còn trong lành hơn.

Đừng nghĩ rằng trái đất là một quả cầu vô tri. Trái đất cũng biết lắng nghe, biết thở dài, biết cự quậy... Trái đất đang sống, đang thở, đang thương yêu, giận dữ... đang thiết tha chung sống với chúng ta trong một tổ ấm tràn đầy không khí hòa bình, thiện nguyện. Chúng ta hãy gìn giữ tổ ấm của mình. Hãy cứu lấy trái đất bằng mọi khả năng sẵn có. 

Nhận thấy những sân chơi xanh đang dần mất đi, những lấm bẩn vô tư của gia đình thiếu đi hứng khởi vì ô nhiễm không khí và nắng nóng ngột ngạt, OMO Matic đã quyết định thực hiện chiến dịch trồng cây mang trải nghiệm trở lại. OMO Matic đồng hành với các đối tác như Hội đồng Đội Trung Ương và tổ chức phi chính phủ Xanh Hà Nội mang đến chương trình Phủ Xanh Việt Nam trồng mới 30,000 cây xanh và trao tặng 10 sân chơi cho 10 tỉnh thành Việt Nam và trái tim xanh ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội

Chia sẻ