5 cách chăm sóc "vùng kín" bạn tuyệt đối không nên tin theo

T.T,
Chia sẻ

Muốn bảo vệ, chăm sóc "vùng kín" nhưng lại áp dụng sai cách thì rất có thể sẽ gây hại cho bộ phận này.

Để có một đời sống tình dục như ý, việc chăm sóc và bảo vệ “vùng kín” luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chị em. Tuy nhiên, không phải lời khuyên nào cũng là tốt vì chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh.

1. Bổ sung vitamin E tăng cường niêm mạc âm đạo
 
Bổ sung uống vitamin E có thể tăng cường niêm mạc âm đạo hay không? Câu trả lời là "Không". Lớp niêm mạc âm đạo là thứ bong ra hàng tháng theo chu kì kinh nguyệt, nó không phải là cơ bắp nên sẽ không có khái niệm mạnh hay yếu. Vì vậy, đây thực sự là một thông tin hoang đường.


2. Bôi vitamin E vào âm đạo để dưỡng ẩm

Có rất nhiều thông tin cho rằng vitamin E có thể được sử dụng như một chất bôi trơn tình dục, nhưng thực tế nó không phải là lựa chọn tốt vì nó không giúp dưỡng ẩm âm đạo trong một thời gian dài được. Thêm vào đó, khi bôi vitamin E vào âm đạo, chúng ta không bôi được phần sâu bên trong âm đạo bị khô, nên sẽ không có tác dụng gì. 

Những phụ nữ trẻ bị khô âm đạo thì cần tìm hiểu nguyên nhân và cách để chữa trị vấn đề này càng sớm càng tốt. Các bác sĩ cũng cho biết rằng thuốc tránh thai đôi khi có thể là thủ phạm gây ra tình trạng khô âm đạo.

3. Bôi vitamin E vào môi âm hộ để làm dịu kích ứng

Bôi vitamin E vào môi âm hộ có thể tạm thời làm dịu sự khó chịu nhưng cũng như bất kỳ các loại dung môi khác, nó chỉ có tác dụng duy nhất là dưỡng ẩm. Nó không thể loại bỏ các chất kích ứng gây ra tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm nấm men. Sử dụng vitamin E sẽ không gây tổn thương cho âm đạo nhưng nó sẽ không chữa trị kích ứng âm đạo.

chăm sóc vùng kín

4. Uống nước ép dứa uống sẽ làm giảm mùi khó chịu ở âm đạo

Rất nhiều người nghĩ rằng uống nước ép dứa sẽ làm giảm mùi khó chịu ở âm đạo, nhưng thực tế đây là điều mà chưa từng được ai nghiên cứu.

Mùi hôi xuất hiện ở âm đạo có thể là do âm đạo đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men hay do nồng độ P.H bị thay đổi,... Và hiện nay vẫn không tìm thấy một bằng chứng khoa học nào có nói rằng uống nước dứa có thể khắc phục được mùi hôi ở âm đạo. 

5. Điều trị bằng laser sau khi sinh con để thắt chặt âm đạo

Laser được thiết kế để điều trị cho những phụ nữ bị khô âm đạo sau khi mãn kinh, hóa trị hoặc phẫu thuật không góp phần làm thu hẹp âm đạo. Vì vậy, điều trị bằng laser sau khi sinh để giúp trẻ hóa âm đạo điều này hoàn toàn là không đúng. Điều duy nhất đúng về điều trị bằng tia laser là nó sẽ làm bạn rỗng túi tiền vì phương pháp điều trị này rất tốn kém. 

(Nguồn: Cosmos)
Chia sẻ