5 bước làm sạch bộ lọc không khí cho xe và những lưu ý trong quá trình thay thế mà chị em cần nắm
Bộ lọc không khí bị tắc có làm tăng mức độ tiêu thụ nhiên liệu, dễ khiến xế cưng của bạn rơi vào tình trạng chạy ì ạch vì động cơ xe không được thông khí. Đó là chưa kể, nếu bộ lọc bị tắc, xe của bạn sẽ phát ra những tiếng khò khè.
Trong những năm gần đây, khói bụi và tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của mọi người. Theo đó, chất lượng không khí đã dần trở thành một trong những vấn đề trọng tâm, góp phần tạo nên cơn sốt về mặt nạ, khẩu trang và máy lọc không khí.
Nhiều người cũng biết rằng, ô tô chính là nơi bị ô nhiễm nặng nhất. Do vậy, họ đã sử dụng bộ lọc không khí trên xe hơi để giảm thiểu tình trạng này. Song, quan niệm và cách sử dụng sai lầm đang khiến những chiếc máy lọc không khí trên xe hơi trở nên vô dụng một cách không đáng có.
Bộ lọc không khí có nhiệm vụ bảo vệ mọi người khỏi bụi bẩn, vi sinh vật, các tác nhân gây dị ứng... Không chỉ thế, bộ lọc này sẽ chặn các thứ trên ở bề mặt của nó, nên khi đã được dùng lâu hay bám nhiều bụi bẩn thì không khí đi qua bộ lọc sẽ khó khăn hơn, làm giảm hiệu suất máy lạnh trong xe cũng như nhiệm vụ bảo vệ không còn tốt nữa.
Theo đó, đây là lúc mọi người nên làm sạch hoặc thay thế bộ lọc không khí mới cho chiếc xe của mình. Mặc dù mỗi chiếc xe và động cơ có thể có bộ lọc với hình dạng, màu sắc hoặc kích thước khác nhau, nhưng về cơ bản thì các nguyên tắc vận hành của chúng đều giống nhau.
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một bộ lọc không khí mới, một máy hút bụi và một tuốc nơ vít đầu phẳng.
Sau đây là những gì bạn cần làm để làm sạch bộ lọc không khí của xe:
- Bước 1: Bạn dùng tuốc nơ vít để mở các mấu kẹp:
Khi tháo nắp, hãy cẩn thận vì các mấu có xu hướng bị cong, gãy hoặc rơi xuống đáy khoang động cơ.
Khi các kẹp được tháo ra, hãy đẩy hộp khí bằng nhựa trở lại để giảm áp lực ép lên núm của bộ lọc. Trượt bộ lọc cũ ra và đặt nó sang một bên.
- Bước 2: Trước khi thay bộ lọc mới, hãy làm sạch đáy hộp khí bằng máy hút bụi:
Nếu bộ lọc của bạn có thể rửa được, hãy xịt chất làm sạch bộ lọc ở cả hai mặt và ngâm bộ lọc trong 10 phút để làm trôi bụi bẩn.
Lưu ý tránh để bộ lọc bị khô.
- Bước 3: Tráng bộ lọc bằng nước mát với áp suất thấp từ phía đã được làm sạch rồi dần dần hướng ra ngoài để đẩy cặn bẩn ra ngoài:
Cứ tiếp tục thực hiện cho đến khi tất cả các vết chất tẩy rửa biến mất.
- Bước 4: Sau khi làm sạch, lắc hết nước thừa và để bộ lọc khô hoàn toàn:
Để quá trình làm khô diễn ra nhanh hơn, bạn nên tận dụng ngày nắng để phơi bộ lọc. Lưu ý không bôi dầu cho đến khi bộ lọc khô hoàn toàn.
- Bước 5: Bôi dầu lên đỉnh của vòng lọc trên mỗi nếp gấp, giữ vòi phun cách khoảng vòng lọc khoảng 7.5 cm:
Chạm tay lên những vùng đã khô cho đến khi lớp dầu được phủ đồng nhất, sau đó để dầu thấm trong khoảng 20 phút.
Tuy nhiên, có 1 lưu ý như thế này, quá nhiều dầu hoặc không đủ thời gian để bộ lọc khô hoàn toàn có thể khiến cảm biến lưu lượng khí bị hỏng, vì vậy hãy làm một cách cẩn thận.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại máy lọc không khí ô tô. Tuy nhiên không phải loại nào cũng hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao. Do đó, bạn nên tham khảo và chọn mua máy lọc không khí ô tô loại nào tốt nhất để sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí ô tô:
+ Không nên để máy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tránh trường hợp máy bị nóng dẫn đến hỏng máy.
+ Để cố định máy, tránh di chuyển máy trong khi sử dụng khiến máy bị rơi, xô đẩy.
+ Không để trẻ nhỏ ngồi gần chỗ máy hoạt động, nhất là máy ozone. Điều này tránh hệ hô hấp và da của trẻ bị ảnh hưởng, gây bệnh cho trẻ.
+ Đối với các máy sử dụng công nghệ ozone, bạn chỉ nên cho máy hoạt động trong vòng 10 – 15 phút. Sau khi máy khử hết mùi rồi, bạn nên tắt máy bởi chế độ này hoạt động lâu gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Theo Autoblog