4 nhóm người không nên ăn lưỡi lợn

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Bên cạnh phần thịt, còn có 1 bộ phận khác của lợn rất ngon và bổ dưỡng, đó là phần lưỡi.

Trong con lợn, có một bộ phận còn "quý giá" gấp nhiều lần thịt, đó chính là: Phần lưỡi của lợn. Vì một con lợn chỉ có 1 cái lưỡi nên đôi khi muốn ăn cũng không thể mua được.

Lưỡi lợn ăn giòn sần sật, lại thơm ngon rất đặc biệt. Protein của lưỡi lợn là loại protein chất lượng cao nhất, ngoài ra lưỡi lợn còn chứa đầy đủ các axit amin cần thiết để cơ thể phát triển.

pigs-pen-portrait-livestock.jpg

Lưỡi lợn cũng chứa rất nhiều các loại vitamin như: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin A... Ăn lưỡi lợn điều độ có thể thúc đẩy hiệu quả sự trao đổi chất và cải thiện tình trạng mệt mỏi thị giác. Lưỡi lợn rất giàu heme, có thể bổ sung chất sắt, bổ máu. Đồng thời có tác dụng thúc đẩy cảm giác thèm ăn và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Lưỡi lợn là "thuốc quý" vừa bổ huyết, vừa dưỡng da

1. Bồi bổ cơ thể

Cứ 100g lưỡi lợn lại cung cấp 15,7g chất đạm; 18,1g chất béo; 1,7g cacbohydrat và 158mg cholesterol. Đây đều là nguồn dinh dưỡng mà cơ thể cần mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc. Ngoài ra, lưỡi lợn còn chứa các nguyên tố vi lượng như vitamin, thiamine, riboflavin, canxi, phốt pho, kali, sắt,… có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.

2b8cfbb144534b24b811267f96a987cd.jpeg

Chất cysteine và heme có trong lưỡi lợn có thể thúc đẩy cơ thể con người hấp thụ sắt.

2. Dưỡng da

Lưỡi heo tươi có chứa một lượng nước nhất định, có thể bổ sung độ ẩm cho làn da. Ngoài ra, trong lưỡi heo cũng giàu protein, vitamin A, niacin, sắt, selen bổ sung đủ dinh dưỡng cho da để da khỏe, đều màu, hồng hào hơn.

3. Cải thiện tình trạng thiếu máu

Chất cysteine và heme có trong lưỡi lợn có thể thúc đẩy cơ thể con người hấp thụ sắt, có tác dụng dưỡng huyết, cải thiện làn da.

Hơn nữa bản thân lưỡi lợn cũng chứa rất nhiều chất sắt. Sắt là một chất không thể thiếu và quan trọng để tổng hợp hemoglobin, thích hợp dùng những người bị thiếu máu và nước da xanh xao.

luoi-heo-lam-mon-gi-ngon-1.jpg

4. Thúc đẩy sự phát triển của xương

Lưỡi lợn cũng giống như các loại thịt động vật khác, nó có chứa canxi, magie, photpho, natri, kali, kẽm. Trong đó, canxi và photpho là những chất rất quan trọng trong việc phát triển tình trạng của cơ xương. Tiêu thụ lưỡi lợn đều đặn, bạn sẽ tăng cường xương và ngăn ngừa được tình trạng loãng xương.

Dù vậy, có 4 nhóm người không nên ăn lưỡi lợn

Bác sĩ Ngô Tiến Hải (Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Giang Tô) cảnh báo: Mặc dù lưỡi lợn rất giàu chất dinh dưỡng nhưng cứ 100g lưỡi lợn thì có tới 158mg cholesterol. Ăn quá nhiều có thể khiến hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao.

Chính vì thế 4 nhóm bệnh nhân nên ăn ít hoặc không nên ăn lưỡi lợn để tránh làm bệnh nặng thêm.

- Bị tăng cholesterol trong máu.

- Người cao huyết áp.

- Người có bệnh tim mạch vành.

- Người bệnh gút.

Bên cạnh đó, khi mua lưỡi lợn cũng nên chọn chiếc lưỡi có màu sắc đỏ tươi, hồng hào và tươi sáng. Phần sát cuống họng có màu trắng đều. Tránh chọn những chiếc lưỡi có màu sắc tối, xuất hiện những vết bầm tím hay bị lở loét trên bề mặt.

Cách làm sạch lưỡi heo:

Sau khi mua về, cần phải làm sạch lưỡi thật kỹ trước khi chế biến để lưỡi không bị hôi và bẩn. Bạn có thể làm sạch lưỡi heo bằng rượu trắng. Bạn hãy dùng một lượng rượu trắng vừa đủ rửa sạch lưỡi. Tiếp đến, bạn lấy một ít muối chà xát thật mạnh lên toàn bộ bề mặt lưỡi heo rồi rửa lại với nước sạch. Bắc một nồi nước sôi lên bếp rồi cho lưỡi heo vào chần qua khoảng 5 phút. Sau đó, bạn vớt ra và cạo sạch phần màng trắng trên mặt lưỡi.

Chia sẻ