4 kiểu ăn uống trong ngày Tết khiến đường huyết tăng vọt mất kiểm soát, có thể đe dọa sức khỏe của người tiểu đường
Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, insulin có thể không thể xử lý hết lượng đường, khiến đường huyết tăng đột biến.
Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, thận và mạch máu não. Trong việc điều chỉnh đường huyết, có thể thấy chế độ ăn là vấn đề rất quan trọng.
Trong ngày Tết, việc kiểm soát chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng. Người bệnh cần ăn uống đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng mong muốn. Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, insulin có thể không thể xử lý hết lượng đường, khiến đường huyết tăng đột biến.
4 kiểu ăn uống trong ngày Tết khiến đường huyết tăng vọt mất kiểm soát
1. Ăn quá muộn
Vào ngày Tết, chúng ta thường ăn tối khá muộn và ăn nhiều bữa liên tục. Việc ăn quá khuya sẽ khiến lượng đường trong máu tăng mạnh, nguyên nhân vào ban đêm tốc độ trao đổi chất chậm lại, năng lượng tiêu hao trong cơ thể giảm. Nếu ăn quá nhiều vào ban đêm sẽ gây khó tiêu, tích tụ chất béo và khiến lượng đường trong máu tăng vọt.
Thời gian ăn tối được khuyến nghị là vào khoảng 6 giờ chiều, tốt nhất là không quá 8 giờ tối và nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng. Bữa tối của bệnh nhân tiểu đường nên giảm bớt thịt. Chế độ ăn tối nên nhạt, cố gắng chọn một số thực phẩm ít béo và dễ tiêu hóa, có thể dùng đậu và các chế phẩm của chúng để thay thế cho thịt, bạn cũng có thể chọn loại thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như cá.
2. Ăn quá nhiều tinh bột
Ăn quá nhiều tinh bột là nguyên nhân chính khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Carbohydrate có trong tinh bột dễ dàng được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành glucose, nhanh chóng đi vào hệ thống tuần hoàn máu. Khi chúng ta ăn quá nhiều tinh bột, lượng đường trong máu sẽ tăng mạnh.
Ngược lại, ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều chất xơ, carbohydrate phức tạp, cơ thể khó tiêu hóa và hấp thụ, khiến glucose được giải phóng chậm hơn, do đó giữ cho lượng đường trong máu tương đối ổn định.
3. Ăn quá nhiều đồ hun khói
Đồ ăn hun khói thường chứa nhiều muối và đường, phần lớn là đường bổ sung nhân tạo đã qua chế biến như sucrose, si-rô ngô... Những loại đường này dễ hấp thu và nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.
Ngoài ra, muối trong thực phẩm hun khói cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thức ăn nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ ion natri trong cơ thể, gây rối loạn chuyển hóa nước và điện giải ở thận. Từ đó cản trở quá trình tiết và sử dụng insulin bình thường, gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Không chỉ có đường, chất béo cũng có thể làm tăng gánh nặng chuyển hóa của cơ thể, dễ gây tích tụ mỡ. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tế bào gan, đồng thời sẽ khiến lượng đường trong máu tăng liên tục, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
4. Ăn quá nhiều trong một lúc
Vào ngày Tết, thật khó để bạn bỏ thói quen ăn uống liên tục, tuy nhiên đây thực sự là thói quen ảnh hưởng đến đường huyết. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tiết ra, giúp cơ thể sử dụng và dự trữ carbohydrate.
Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều đồ ăn hoặc đồ uống trong một lúc, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều insulin hơn mức cần thiết, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Trong trường hợp này, cơ thể chuyển hóa lượng đường dư thừa thành chất béo và lưu trữ trong các tế bào mỡ, dẫn đến tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Người bệnh tiểu đường ăn uống thế nào trong ngày Tết để ổn định đường huyết?
1. Ăn mướp đắng và rau bina
Mướp đắng là thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên có chứa vitamin C, vitamin A, kali, magie… Đặc biệt, thành phần polysaccharide có trong mướp đắng có thể làm chậm quá trình hấp thu đường và làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, mướp đắng còn có thể tăng cường độ nhạy insulin, thúc đẩy tiết insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Các flavonoid có trong rau bina có thể tăng cường độ nhạy insulin. Ngoài ra, lượng khoáng chất dồi dào kali và magie có trong rau bina cũng rất hữu ích trong việc kiểm soát huyết áp, giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
2. Tiêu thụ các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp
- Quả táo
Chất pectin và chất xơ hòa tan trong táo có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì sự ổn định của đường huyết. Ngoài ra, thường xuyên ăn táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón.
- Quả lê
Quả lê có tác dụng thanh nhiệt, khử hỏa, giải độc, ít đường. Ngoài ra, nước lê có thể làm dịu cơn đau họng và giảm hỏa, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn lê một cách điều độ.
- Quả cam
Cam ít đường, giàu vitamin C, axit xitric, pectin, rutin và các chất khác có tác dụng phòng ngừa tốt bệnh võng mạc do đái tháo đường, đồng thời có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim,…
3. Ăn nhiều thịt giàu protein
Có hai lý do chính tại sao ăn nhiều thực phẩm giàu protein có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Đầu tiên, protein có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, từ đó làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, protein có thể kích thích tiết insulin, từ đó thúc đẩy quá trình hấp thu và sử dụng glucose, từ đó làm giảm hiệu quả sự gia tăng lượng đường trong máu.
Dưới đây là một số thực phẩm giàu protein:
Ức gà: Ngoài giàu protein, ức gà còn là loại thịt ít béo và ít cholesterol.
Thịt bò: Giàu protein, sắt, ăn vừa phải có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Thịt lợn nạc: Không loại trừ hoàn toàn thịt lợn, thịt nạc chứa protein chất lượng cao và một lượng nhỏ chất béo, đồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin B1, B12 dồi dào.
Cá hồi: Là thực phẩm “chất béo lành mạnh”, giàu axit béo omega-3, protein chất lượng cao, có tác dụng làm giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách hiệu quả.