3.600 người thương vong chỉ trong 90s: Thảm kịch sập trần kinh hoàng bậc nhất lịch sử diễn ra như thế nào?
Sự cố kinh hoàng này vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều người dân tại Dhaka, Bangladesh dù nó đã trôi qua hơn 10 năm.
Được coi là một trong những thành phố sản xuất quần áo lớn nhất thế giới, Dhaka (Bangladesh) có khoảng 5.000 nhà máy với 85% công nhân là phụ nữ. Và Rana Plaza được biết đến là một trong những nhà máy nổi tiếng tại "đại công xưởng" này.
Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 4 năm 2013, một sự kiện kinh hoàng đã diễn ra tại nơi đây, cướp đi mạng sống của hơn 1.000 người và nguyên nhân đến từ chính sự bất cẩn của con người.
Thảm kịch kinh hoàng
Ngày 23/04/2013, hàng loạt các công nhân làm việc tại Rana Plaza được đưa ra khỏi tòa nhà khi nơi đây xuất hiện nhiều vết nứt trên tường tòa nhà. Tuy nhiên, chủ sở hữu cho biết kết quả của kiểm tra cho thấy tòa nhà có cấu trúc vững chắc.
Sáng hôm sau, các công nhân tiếp tục bày tỏ lo ngại về sự an toàn của tòa nhà Rana Plaza khi họ nhận thấy tường, cột và sàn nhà tại nhà máy này cũng gặp hiện tượng nứt tương tự như các bức tường. Lo sợ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, nhiều công nhân nói với ban quản lý rằng họ từ chối làm việc trong tòa nhà này.
Tuy nhiên, ban quản lý vẫn ra lệnh cho các công nhân phải vào làm việc với lời đe dọa sẽ trừ tiền công nếu họ từ chối làm việc. Trong khi đó, nhân viên ngân hàng và các cửa hàng nằm ở tầng dưới tòa nhà đều được sơ tán vào ngày hôm trước khi xảy ra vụ việc.
Đầu giờ làm việc ngày 23/04, tòa nhà bị cắt điện, các vết nứt ngày càng mở rộng khiến bê tông rơi xuống. Các công nhân vào thời điểm đó vẫn đang thực hiện công việc khâu vá, cài cúc, buộc quần áo của mình mà không hề biết tai họa sẽ ập đến trong ít phút tới.
Và chỉ 90 giây sau, cả một tòa nhà 8 tầng sụp đổ xuống như quân cờ domino, khiến 1.134 công nhân thiệt mạng và hơn 2.500 người khác bị thương. Sau khi sụp đổ, tòa nhà lẫn trong đám khói mù mịt, nơi từng là công xưởng may mặc trở thành đống đổ nát với cảnh tượng kinh hoàng.
Nguyên nhân của thảm kịch Rana Plaza
Sau thảm kịch, các chuyên gia cho biết vụ sập nhà máy may mặc là sự cố "hoàn toàn có thể phòng ngừa được ". Tuy nhiên, sai sót trong khâu quản lý đã góp phần gây ra thảm họa kinh hoàng này.
Điều tra cho thấy, các phần của tòa nhà được xây dựng mà không có giấy phép của thành phố. Trong đó, từ tầng thứ năm đến tầng tám của tòa nhà được xây dựng mà không có cấu trúc trụ đỡ. Các thiết bị nặng được sử dụng để may quần áo được cho là vượt quá khả năng đỡ của tòa nhà. Do vậy, khi các vết nứt ngày càng sâu, tòa nhà chắc chắn sẽ sụp đổ.
Mặc dù những việc cấu trúc không chắn chắn của tòa nhà là điều khiến thảm kịch diễn ra, nhưng về phía khách quan, việc ban điều hành xưởng may đặt lợi ích của việc đáp ứng đơn đặt hàng lên trên sự an toàn của những công nhân mới là nguyên nhân thực sự của thảm kịch này.
Nguồn: The Independent