3 sai lầm gây ra hậu quả khôn lường cho thận
Dưới đây là những ngộ nhận đầy sai lầm mà 99% chúng ta đều từng hiểu sai về thận.
Trung y quan niệm, thận là "gốc rễ tiên thiên", là nguồn sinh nguyên khí của con người. Theo đó, nếu cơ thể chúng ta được ví như một cái cây, thì thận chính là bộ rễ có chức năng hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng để giúp cây luôn tươi tốt.
Việc cơ quan này bị suy giảm công năng sẽ kéo theo nhiều vấn đề tai hại đối với sức khỏe. Bởi vậy, hầu hết mọi người đều rất chú trọng tới tình trạng của thận.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người trong số chúng ta thường hay ngộ nhận những sai lầm tai hại về thận, cùng với đó là việc dưỡng thận một cách vô tội vạ, dẫn tới tình trạng "bổ quá hóa hại".
Sai lầm thứ nhất: Quy chụp biểu hiện "ù tai" là do thận hư.
Rất nhiều người cho rằng ù tai chỉ có thể là dấu hiệu của chứng thận hư. Kỳ thực, nhận định này rất thiếu cơ sở.
Dựa trên lý thuyết y khoa, thận quả thực có mối liên hệ với tai. Bằng chứng là nếu tinh khí ở thận không đủ sẽ khiến thính lực suy giảm, xuất hiện triệu chứng ù tai, trong tai có tiếng vù vù, ong ong hoặc âm thanh giống tiếng ve kêu.
Bởi vậy, những dấu hiệu như ù tai, thính lực suy giảm cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân thận không ổn định.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, thận hư không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng ù tai.
Trên thực tế, ù tai là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân thứ nhất dẫn tới ù tai phải kể tới phong nhiệt xâm nhập cơ thể, khiến bên trong tai cảm thấy tắc hoặc căng lên. Bên cạnh triệu chứng ù tai, bệnh phong nhiệt còn đi kèm với các biểu hiện như ngạt mũi, chảy nước mắt, ho khan.
Một nguyên nhân khác dẫn đến ù tai là tình trạng nóng gan. Loại bệnh này chủ yếu bắt nguồn từ thói quen ăn uống hoặc do tâm trạng buồn phiền, cần chữa trị bằng cách thanh gan, giải nhiệt.
Bên cạnh đó, ù tai có thể bắt nguồn từ tình trạng kết đờm ở họng hoặc mũi. Do tai, mũi, họng liên quan trực tiếp với nhau, nên khi mũi hoặc họng có đờm đặc, tai sẽ có cảm giác hơi căng ra, tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng ù.
Chưa dừng lại ở đó, hiện tượng ù tai còn là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tinh khí suy nhược, cơ thể mệt mỏi quá độ, cần kiện tỳ, ích khí. (Ảnh minh họa)
Như vậy, ta có thể thấy rõ thận hư không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến ù tai. Khi cơ thể có biểu hiện này, người bệnh nên thăm khám tại các cơ quan y tế để có kết quả chẩn đoán chính xác, tránh tình trạng tự mình chữa trị hoặc tiến bổ vô tội vạ.
Sai lầm thứ hai: Ngộ nhân đau lưng là do thận có vấn đề.
Trung y có quan niệm "thận chủ cốt". Theo đó, thận khí suy yếu sẽ dễ ảnh hưởng đến xương, dẫn đến mỏi eo đau lưng.
Vậy nhưng, cảm giác mỏi eo, đau lưng cũng không nhất định là do thận hư. Trên thực tế, đau lưng do thận hư phần lớn thường gặp nhất ở người cao tuổi, nhưng nguyên nhân này chỉ chiếm ¼ trên tổng số các ca bệnh.
Nếu phần eo đau nhức, không thoải mái, mạch đập hơi nhanh, đa số đều do tâm trạng buồn bực, nóng nảy, gây ảnh hưởng đến gan, tỳ. Những người đau mỏi do nguyên nhân này cần chú ý dưỡng gan, điều khí, kiện tỳ.
Đau thắt lưng, thậm chí cảm giác đau sống lưng, cảm giác lạnh ở sau lưng, chủ yếu là do phong hàn ảnh hưởng đến kinh lạc phần eo, nên ôn tán hàn thấp.
Không chỉ thận hư, tình trạng đau mỏi phần lưng, eo còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác. (Ảnh minh họa)
Vào những ngày mưa, nếu cảm thấy phần hông đau, sưng, nóng thì rất có thể là do thấp nhiệt, cần hóa ẩm, thanh nhiệt.
Phía sau thắt lưng bỗng chợt nhức, sưng, chạm vào thấy đau là bởi khí trệ, huyết ứ, cần tiêu sưng, tán huyết, thanh nhiệt.
Đau lưng, tâm trạng buồn bực, cơ thể nóng bức, hay khát nước, đại, tiểu tiện khó khăn đa số là bị "tà hỏa" xâm nhập, nên chú ý thanh nhiệt, hạ hỏa.
Từ đó, ta có thể thấy được, biểu hiện đau lưng khác nhau lại do những nguyên nhân khác nhau gây nên, không nên "quy chụp" cho tình trạng thận hư một cách thiếu căn cứ.
Sai lầm 3: Thận hư không phải là thủ phạm duy nhất của chứng liệt dương!
Bệnh liệt dương là do thận hư, khái niệm này dường như từ lâu đã được nhiều người nhận định như lẽ đương nhiên.
Trên thực tế, thận đúng là nơi tập trung tinh khí, là một trong những cơ quan có liên quan mật thiết tới khả năng sinh trưởng và sinh sản. Thận khí suy yếu sẽ kéo theo sự suy giảm của chức năng sinh sản, đặc biệt ở nam giới.
Thận hư lại không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh liệt dương. (Ảnh minh họa)
Một khảo sát được Đại học Bắc Kinh tiến hành trên 700 bệnh nhân liệt dương đã cho ra kết quả: chỉ có 1/3 trong số những người mắc bệnh này có nguyên nhân bắt nguồn từ chứng thận hư.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh liệt dương rất nhiều, ngoại trừ thận hư, có thể là do tâm tỳ hư, bệnh gan khí tích tụ lâu ngày, do tụ huyết cản trở kinh lạc…
Bởi vậy, người mắc bệnh liệt dương không nên chỉ chú trọng "bổ thận tráng dương", mà cần tìm hiểu đích xác nguyên nhân bệnh tình để tiến hành trị liệu hiệu quả.
*Theo Health Huanqiu