3 lưu ý quan trọng khi bày mâm cỗ đêm Giao thừa, điều thứ 3 có đến 90% mọi người vẫn làm sai
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi bày mâm cúng đêm Giao thừa gia chủ cần nhớ.
Lễ cúng Giao thừa mang ý nghĩa thiêng liêng khi chúng ta chia tay năm cũ và đón mừng năm mới, đồng thời cũng là biểu hiện của lòng thành kính mà gia chủ dành cho Thần linh và Gia tiên. Để hòa nhịp cùng thời khắc thiêng liêng ấy, mỗi nhà thường sắp đặt hai mâm cúng - một ngoài trời và một trong nhà - như lời tri ân và nguyện cầu cho một năm an lành, thịnh vượng. Dù mâm cúng đêm Giao thừa có thể linh hoạt theo điều kiện của mỗi gia đình, lớn hay nhỏ, đơn giản hay cầu kỳ nhưng vẫn cần chú ý đến những tiểu tiết để mâm cỗ được trọn vẹn, không phạm phải điều kiêng kỵ, từ đó mở ra một khởi đầu mới may mắn và suôn sẻ.
1. Mâm cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu trầu cau, hoa quả
Mâm cúng ngoài trời dành cho vị quan Hành khiển đương nhiệm, tuy nhỏ gọn và đơn sơ hơn so với mâm cúng thờ cúng Thần linh, Gia tiên bên trong căn nhà, nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các lễ phẩm truyền thống. Bao gồm đĩa hoa quả tươi ngon, căng mọng, được chọn lọc kỹ lưỡng với những trái cây đẹp đẽ, tươi sáng, và tránh những loại quả có gai như sầu riêng hay quả giả. Đĩa trầu cau, dù nhỏ, nhưng phải được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt với lá trầu xanh mướt, không gợn chút tì vết. Việc trang trí thêm hoa cau tạo nên nét đẹp tinh tế cho phần lễ vật này.
Các đĩa gạo, muối và chai nước hoặc rượu cần phải đầy đủ, biểu thị sự trọn vẹn, cùng áo mũ quan Hành khiển dùng trong lễ cúng mang ý nghĩa tôn kính. Về phần gà cúng, nên chọn gà trống hoa mơ luộc được buộc cánh tiên, và đôi khi ngậm hoa hồng để tăng thêm vẻ đẹp cho mâm lễ. Quan trọng, gà cúng phải lành lặn, không bị thâm đen để thể hiện sự kính trọng nhất. Ở nhiều nơi, mâm cúng ngoài trời, gia chủ sử dụng miếng thịt luộc hoặc chân giò cũng cần lựa chọn tương tự, trình bày đẹp đẽ.
2. Mâm cỗ cúng trong nhà không cần mũ áo quan Thần linh
Mâm cúng Giao thừa trong nhà ngập tràn sự sung túc và tinh tế, với những món ăn truyền thống được bày biện cẩn thận, thể hiện sự hiếu kính với Thần linh và Tổ tiên. Gà luộc được trang trí bằng cách buộc cánh tiên, vàng ruộm, da căng bóng và ngậm bông hồng đỏ thắm, nằm cạnh những đĩa xôi gấc đỏ rực, canh măng thơm lừng, nem rán giòn tan, và những chiếc bánh chưng xanh mượt,...
Trong mâm cúng Giao thừa trong nhà, không cần chuẩn bị bộ lễ phục hay mũ quan Hành khiển vì phần này đã đặt ở mâm cúng ngoài trời. Gà cúng trên mâm phải được bày biện sao cho phù hợp, không quay ra ngoài mà nghiêng nhẹ từ 30 đến 35 độ, hướng về phía bàn thờ để thể hiện lòng thành kính.
Mâm cúng ở trong nhà vẫn cần phải có sự đầy đủ của hoa cúng tươi thắm và trái cây ngọt ngào, cùng với đĩa bánh kẹo nhiều màu sắc, tạo nên một bức tranh đầm ấm, tràn đầy yêu thương và sự kết nối giữa con người với văn hóa tâm linh.
3. Thứ tự cúng và khung giờ cúng Giao thừa chuẩn nhất
Có nhiều gia đình khi sống ở chung cư hoặc không tiện cúng Giao thừa ngoài trời đã bỏ qua phần lễ này và chỉ cúng Thần linh, Gia tiên ở bàn thờ trong nhà. Còn với những gia đình vẫn thực hiện hai lễ này thì cần thực hiện đúng thứ tự lễ cúng. Thực hiện nghi lễ cúng Giao thừa ngoài trời trước sau đó mới đến cúng Giao thừa trong nhà.
Thông thường, mọi người bắt đầu cúng Giao thừa vào khung giờ Tý (23h - 1h). Cho nên khi cúng Giao thừa ngoài trời, cần bày mâm lễ cúng trước giờ cúng để sắp xếp cho đầy đủ. Tuy nhiên, cúng Giao thừa ngoài trời không được cúng sau 0h. Như vậy, giờ cúng Giao thừa ngoài trời chuẩn nhất là đúng 23h.
Đối với mâm cúng Giao thừa trong nhà, gia chủ cũng cần thực hiện gọn gàng, sau khi cúng Giao thừa ngoài trời, tránh kéo dài sau 0h. Tóm lại, nghi thức cúng Giao thừa nên thực hiện trước 0h.
Khi cúng, gia chủ cần có trang phục kín đáo, lịch sự, đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng. Không cười đùa, trêu chọc nhau khi đang cúng. Đặc biệt, phụ nữ đến ngày hành kinh không cúng Giao thừa.