3 điều trước khi đi ngủ khiến trẻ tiểu học dễ trở thành học sinh ưu tú
Nghiên cứu của Tiến sĩ khoa học não bộ Yuji Iketani cho chúng ta biết rằng, học cách 'đánh lừa' vùng hải mã một cách khoa học là cách để trẻ dễ dàng ghi nhớ.
Yuji Iketani, một Tiến sĩ khoa học não bộ nổi tiếng ở Nhật Bản từng lấy vùng hải mã (Hippocampus) trong não làm đối tượng nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá, bản thân ông còn được gọi là "Tiến sĩ Hippocampus".
Yuji Iketani cho rằng để trẻ trở thành bậc thầy học thuật không khó, chỉ cần học tập theo nguyên tắc ghi nhớ của não bộ thì trí nhớ của trẻ có thể nhanh chóng được cải thiện, đạt điểm cao trong các kỳ thi cấp tiểu học và trung học.
Vùng hải mã và chức năng trí nhớ
Hồi hải mã là một cấu trúc quan trọng của não bộ, có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ. Nó chứa các tế bào thần kinh đặc biệt được gọi là tế bào lưới, có vai trò như một tấm bản đồ di động. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa vùng hải mã và khả năng ghi nhớ của con người, đặc biệt là định hướng đường đi.
Hồi hải mã rất "nghiêm túc và kén chọn", nó chỉ lưu trữ những thông tin được cho là rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của chúng ta trong vỏ não. Tại sao bạn không thể nhớ những gì bạn đã ăn tối vào tối thứ Tư tuần trước? Tại sao không thể nhớ bài thơ vừa học thuộc lòng mới 7 ngày vừa rồi? Tất cả là do hồi hải mã nghĩ rằng thông tin không quan trọng và không đáng để ghi nhớ trong một thời gian dài.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải "ăn gian" hồi hải mã. Vì hồi hải mã chặn thông tin mà nó cho là không quan trọng nên chúng ta phải sử dụng một số cách để khiến hồi hải mã nghĩ ngược lại. Yuji Iketani nói rằng nếu thông tin xuất hiện lặp đi lặp lại trong vòng một tháng, hồi hải mã sẽ coi thông tin này là quan trọng và mở ra cánh cửa cho trí nhớ dài hạn.
Kết luận này nghe qua có vẻ khá... đơn giản. Một Tiến sĩ nổi tiếng về khoa học não bộ, kết quả nghiên cứu không có gì đặc biệt, bởi ai cũng hiểu chân lý đơn giản này! Nhưng mấu chốt là vị Tiến sĩ khoa học não bộ này đã tìm ra tần suất ôn tập hiệu quả, có thể giảm rất nhiều công việc vô ích cho trẻ.
Sau khi học kiến thức, trẻ không cần phải ôn lại hàng ngày, vì điều này không phù hợp với đặc điểm của não bộ. Trải qua rất nhiều thử nghiệm, Yuji Iketani đã đề xuất tần suất đánh giá:
Ôn tập lần 1: Ngày thứ 2 sau khi học
Ôn tập lần 2: 1 tuần sau lần đầu tiên
Ôn tập lần 3: 2 tuần sau lần thứ 2
Ôn tập lần 4: 1 tháng sau lần thứ 3
Theo tần suất này, sau khi xem xét 4 lần trong vòng hai tháng, hồi hải mã sẽ coi thông tin này là quan trọng và cho phép nó đi vào vỏ não để lưu trữ dưới dạng thông tin quan trọng.
3 điều trước khi đi ngủ cha mẹ nên cùng con thực hiện
Yuji Iketani lưu ý rằng khi một người ngủ, bộ não sẽ tự động phân loại, tóm tắt và sắp xếp thông tin được tiếp thu trong ngày. Đây là lý do tại sao một số trẻ cảm thấy rằng chúng không hiểu kỹ một số kiến thức nhất định trước khi đi ngủ vào buổi tối, hoặc chúng không biết cách làm các câu hỏi, nhưng khi thức dậy vào ngày hôm sau, chúng đã ngộ ra. Vì trong khi ngủ, não bộ cũng hoạt động để giúp chúng ta hiểu và tiêu hóa kiến thức mới.
Vì vậy, trước khi đi ngủ 30 phút mỗi ngày hãy cùng con thực hiện 3 việc này:
Điều đầu tiên: Hãy để đứa trẻ ghi nhớ các từ trong 10 phút trước khi đi ngủ
Vấn đề ghi nhớ từ trở thành một yếu tố khó khăn trong quá trình học tập của trẻ, nhiều trẻ phải vật lộn để ghi nhớ từ rất lâu nhưng không tài nào nhớ nổi.
Theo phương pháp do ông Yuji Iketani đề xuất, mỗi tối dành 10 phút, học thuộc lòng 3 từ, mỗi năm 1.000 từ, như vậy con có thể dễ dàng tích lũy từ vựng từ lúc tiểu học, nếu trẻ kiên trì được 3 năm thì sẽ ghi nhớ được 3.000 từ. Điều này mang lại hiệu quả nhưng không hề áp lực cho trẻ.
Điều thứ hai: Mỗi ngày đọc thơ 10 phút
Số lượng các bài thơ trong sách giáo khoa khá nhiều, nhưng nếu chúng ta lập kế hoạch trước, khi trẻ thực sự học chúng sẽ không gặp phải bất kỳ khó khăn nào. Chẳng hạn mỗi ngày khuyến khích trẻ đọc thuộc lòng một bài thơ ngắn hoặc một hai câu hay trước khi đi ngủ 10 phút. Sau nhiều năm, điều này sẽ tạo ra hiệu ứng "lãi kép" rất lớn. Đứa trẻ không chỉ học tốt thơ, phong phú từ vựng mà còn có thể có nhiều nguồn trích dẫn khi viết bài văn.
Điều thứ ba: Nói nhanh những gì học được ngày hôm đó
Từng có một cô hiệu trưởng chia sẻ kinh nghiệm học tập cho trẻ, đó là hàng ngày khuyến khích con gái kể cho mẹ nghe những gì học được trên lớp. Chỉ dựa vào việc giảng bài cho mẹ hàng ngày, cô bé đã trở thành một học sinh ưu tú.
Hãy để trẻ "review" lướt qua những điểm kiến thức chính được giáo viên dạy trong lớp, giống như xem một bộ phim. Đây cũng là một ứng dụng đơn giản của phương pháp học Feynman, là một phương pháp nghiên cứu để sinh viên học thông qua hành động giảng dạy. Kỹ thuật Feynman giúp bạn hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức bằng cách dạy lại những gì đã học cho người khác.