3 câu nói sắc như dao mà nhiều cha mẹ vô tình dùng thường ngày
Có những câu nói hàng ngày tưởng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ.
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Không chỉ bằng hành động mà tất cả những lời cha mẹ nói đều để lại tác động lâu dài. Những câu nói thường ngày mà các bậc phụ huynh dành cho con không chỉ phản ánh niềm tin của cha mẹ về thế giới, mà còn tác động đến nhân sinh quan của đứa trẻ trong quá trình phát triển.
Dưới đây là 5 câu nói “độc hại” mà các bậc phụ huynh nên tránh càng nhiều càng tốt trong hành trình nuôi dạy con.
1. Không được khóc nào con!
Cha mẹ nào cũng nên hiểu, việc bật khóc là hành động bộc lộ cảm xúc cần thiết khi trẻ đau lòng hay tổn thương. Và nếu nói với con rằng, con không được khóc thì trẻ sẽ mang suy nghĩ khóc là sai.
Hãy để trẻ tự nhiên thể hiện cảm xúc của mình. Trẻ cũng có những cảm xúc riêng và được quyền thể hiện những cảm xúc đó khi không thể bày tỏ bằng lời. Thay vì bảo con đừng thế này thế kia, bố mẹ có thể nói những câu thể hiện sự đồng cảm và sẻ chia. Như vậy, trẻ sẽ dần dần nín khóc và nói ra những cảm xúc của mình.
2. "Sao con không được như…"
So sánh con mình với những đứa trẻ khác là một xu hướng tự nhiên ở nhiều bậc phụ huynh. Nhiều cha mẹ không biết rằng con dễ tổn thương khi nghe cha mẹ so sánh mình với bạn bè khác.
Dù biết rằng, cha mẹ chỉ muốn con trở nên giỏi hơn, làm mọi việc tốt hơn. Nhưng với cách so sánh này, cha mẹ chỉ gây áp lực cho con, nhiều khi sẽ khiến con trở nên tiêu cực với bạn bè. Đừng gieo vào lòng trẻ sự so sánh, ghen ghét, hơn thua. Hãy để trẻ hiểu, trẻ phải cố gắng hết sức, là chính mình là điều tốt nhất. Cha mẹ hãy khích lệ tinh thần để trẻ tự tin với những ưu điểm đặc biệt của mình.
3. Điều kiện gia đình mình không tốt, con phải tiết kiệm
Theo bạn, cách nuôi dạy trẻ tệ nhất từ thế hệ cũ là gì? Đó chính là việc nói cho trẻ biết gia đình không có điều kiện tốt, phải sống trong cảnh nghèo khó. Nhiều bậc cha mẹ thường "than nghèo, kể khổ" để động viên con cái học hành chăm chỉ, mong con thông cảm với nỗi vất vả của gia đình. Nhưng cách làm này vô tình phản tác dụng, khiến đứa trẻ trở nên tự ti, mặc cảm. Trẻ dần hình thành lối sống thu mình, ngại giao tiếp, ngại thể hiện năng lực.
Một câu chuyện đáng suy ngẫm sau khiến nhiều bậc phụ huynh phải thay đổi phương pháp giáo dục con. Tiểu Vy (Trung Quốc) luôn tin rằng nhà mình rất nghèo. Trước đây khi đi học, mỗi lần xin tiền đóng học, cha mẹ thường nói với cô: "Để có tiền nuôi con ăn học, cha mẹ đã phải rất vất vả. Gia đình chúng ta nghèo khó, con phải cố gắng học thật giỏi để mai này có công việc tốt nhé!". Là cô gái hiểu chuyện nên sau đó, Tiểu Vi từ chối tất cả các buổi đi du lịch, đi ăn uống với bạn bè. Cô muốn giúp cha mẹ tiết kiệm tiền, tránh tiêu pha hoang phí.
Tuy nhiên, sau này khi Tiểu Vy chuẩn bị kết hôn, cha mẹ đã bỏ ra một số tiền lớn để sửa sang nhà cửa, sắm nhiều thiết bị hiện đại. Cô chợt nhận ra, điều kiện kinh tế gia đình mình tương đối khá giả, không khó khăn như những gì cha mẹ than phiền. Tiểu Vy đã suy sụp khi nhận ra điều này bởi vì tin rằng nhà mình nghèo khó, bấy lâu nay cô đã luôn mặc cảm, ngại giao du với các bạn.
Qua câu chuyện trên, các bậc cha mẹ không nên để con mình cảm thấy ước mơ hay khát vọng bị giới hạn bởi tiền bạc. Thay vào đó, hãy cho con biết rằng, tiền là thứ có giá trị lớn có thể kiếm được khi làm việc chăm chỉ nhưng nó không định lượng được ước mơ và hạnh phúc. Điều đó sẽ giúp con có thói quen tài chính thông minh và biết ưu tiên hạnh phúc hơn chủ nghĩa vật chất.