25 ý tưởng cải tạo tầng hầm thành không gian sống đẹp mê ly
Cho dù tầng hầm của bạn là một căn phòng nhỏ hay lớn chiếm trọn một tầng trong nhà của bạn thì cũng sẽ có rất nhiều lựa chọn trong việc sử dụng tầng hầm như một không gian sống cực hiệu quả.
Cho dù tầng hầm của bạn là một căn phòng nhỏ hay lớn chiếm trọn một tầng trong nhà của bạn, có rất nhiều lựa chọn khi nói đến việc sử dụng không gian một cách hiệu quả. Phát huy tối đa hiệu quả cũng có nghĩa là nhận được nhiều tiện ích hơn từ căn phòng. Tầng hầm thường dùng là nơi để lưu giữ đồ, việc trang trí tầng hầm thì hiếm khi được thực hiện hoặc thậm chí một số gia đình coi tầng hầm là một phòng không dùng đến của ngôi nhà. Có những ý tưởng hay trang trí tầng hầm sẽ biến nơi này thành một không gian sống vô cùng ấm cúng của gia đình.
Đầu tiên, hãy nghĩ về mục đích sử dụng của tầng hầm. Bạn sẽ dùng làm phòng khách, nơi thư giãn với bạn bè, phòng vui chơi cho trẻ em hay phòng tập thể dục? Có rất nhiều ý tưởng giúp bạn biến hóa tầng hầm thành không gian mới mẻ hơn khiến bạn sẽ muốn dành thời gian ở trong đó.
Khi bạn đã có ngân sách và có mục đích sử dụng không gian, hay lập một kế hoạch bạn sẽ dễ dàng thực hiện nó. Nếu bạn muốn tạo ra một phòng khách, sau đó bạn có lẽ cũng muốn thêm một phòng tắm điều đó cần phải có kế hoạch cho phù hợp. Nếu không gian của bạn quá lớn, bạn có thể chia nó thành nhiều phòng phục vụ nhu cầu khác nhau. Nếu không gian nhỏ hẹp, bạn vẫn có thể sử dụng nó cho nhiều chức năng với những sắp xếp hợp.
Sau đây là những mẫu thiết kế tầng hầm thành những không gian sống tuyệt đẹp.
1. Thiết kế nhiều cửa sổ có kích thước khác nhau tăng cường ánh sáng làm cho tầng hầm trở nên sáng sủa hơn.
2. Sử dụng màu sắc trung tính như màu xám, màu nâu sẫm và trắng làm cho không gian cảm giác rộng hơn. Sử dụng màu sắc tương tự cho đồ đạc lớn hơn như kệ, ghế sofa và bàn. Tạo thêm màu sắc cho các phụ kiện khác trong phòng chẳng hạn như nệm gối, rèm cửa, thảm, lọ hoa.
3. Nếu tầng hầm của bạn không cân đối, có một bên hẹp hơn, hãy giữ không gian mở bằng cách tránh tạo thêm các bức tường. Xác định các khoảng trống hoặc các khu khác nhau bằng cách sử dụng màu sắc khéo léo để tầng hầm của bạn có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, một nửa tầng hầm của bạn có thể thiết kế thành một khu vực thư giãn dành cho người lớn. Một nửa còn lại là dành để xếp các vật thủ công, có thể kê thêm một bàn và một giá sách sát tường.
4. Cửa sổ tầng hầm thường nhỏ hơn so với các phòng khác trong nhà vì không gian tầng hầm thường được thiết kế một phần hoặc hoàn toàn dưới lòng đất. Vì vậy tầng hầm thường bị hạn chế bởi ánh sáng tự nhiên, việc tạo thêm ánh sáng sẽ làm cho căn phòng trở nên rộng hơn. Hãy sử dụng đèn có chân đế để sát tường, đèn bàn, đèn trần, treo thêm gương để phản chiếu ánh sáng trong phòng.
5. Lắp đặt hệ thống nội thất bao gồm tủ và kệ chạy dài theo bức tường, có độ cao bằng từ sàn lền trần cùng màu với các bức tường xung quanh. Là nơi lý tưởng cho việc lưu trữ đồ và là không gian thuận tiện cho học tập và nghiên cứu.
6. Thiết kế những bức tường bằng kính thủy tinh, cắt bớt một phần tường để ánh sáng có thể chiếu sang các khu vực tối, khuất khác.
7. Cầu thang hiện đại được thiết kế ở chính giữa. Ánh sáng chói và sự mộc mạc của gỗ kết hợp với nhau tạo nên một không gian ấm cúng. Phía bên trái của cầu thàng được đặt một bàn ăn, là nơi gia đình có thể sùm vầy vào mỗi tối.
8. Tầng hầm này được thiết kế và trang trí giống như một phòng thủ công nghệ thuật, đây là không gian lý tưởng dành cho các bé đam mê sáng tạo nghệ thuật.
9. Thiết kế này gồm khu bếp nhỏ xinh, tủ bếp được làm bằng gỗ. Những bức tường sử dụng màu trung tính tạo nên sự hài hòa cho căn phòng.
10. Quan sát tầng hầm này giống như một phòng khách, màu xanh mịn, màu xám, và ngà kết hợp với nội thất bằng gỗ làm cho căn phòng trở nên bóng bẩy.
11. Với thiết kế này biến tầng hầm thành nơi nghỉ ngơi thư giãn với một chiếc giường êm ái và một bồn tắm xinh xắn được che chắn bởi tấm gỗ tạo nên một không gian tĩnh mịch.
12. Tầng hầm được thiết kế thành khu vui chơi giải trí hiện đại
19. Thiết kế cửa sổ chạy dọc theo cầu thang để cho ánh sáng có thể chiếu rọi vào tầng hầm.
20. Xây tường giống như những chiếc kệ có thể lưu giữ đồ mà không làm mất không gian sống.
13. Với mẫu thiết kế “tầng hầm lưu trữ” với những chiếc kệ được thiết kế sát tường, chiều cao sát trần để tối ưu hóa diện tích. Một bên được thiết giống như quầy ba, một bên là khu vui chơi dành cho trẻ em.
14. Quan sát căn phòng có cảm giác vững chãi, sử dụng sắc thái trung lập khác nhau cộng thêm việc sắp xếp tỉ mỉ làm cho căn phòng trở nên sang trọng và lịch sự.
15. “Tầng hầm cửa xanh”, sử dụng nhiều bóng đèn tạo nên không gian tầng hầm sáng sửa với nguồn ánh sáng khác nhau.
16. Sử dụng đèn treo để tạo ánh sáng, ngoài ra còn lắp đặt hệ thống gồm nhiều đèn vào một bức tường cũng là sự sáng tạo độc đáo trong không gian tầng hầm.
17. Kệ sách màu trắng, thiết kế kế phần mở để có thể trưng bày một số vật dụng và phần cửa đóng để cất một số đồ dùng khác ít khi sử dụng.
18. Thiết kế những cánh của trượt màu xám, có thể mở ra hoặc đóng lại nếu cần không gian riêng tư.
19. Thiết kế cửa sổ chạy dọc theo cầu thang để cho ánh sáng có thể chiếu rọi vào tầng hầm.
21. Thiết kế một bức tường kính rộng chạy dài từ tường nọ sang tường kia, tạo nên ánh sáng phản chiếu và khiến cho căn phòng sáng và rộng rãi hơn.