2 tính cách này của trẻ cần sửa từ bây giờ
Có 2 tính cách của trẻ nên sửa ngay từ bây giờ, nếu không trẻ sẽ phải chịu thiệt thòi về sau.
Nhiều bậc cha mẹ mong muốn con sau này có thể hòa nhập xã hội thuận lợi, nổi tiếng và có sự nghiệp suôn sẻ nên bắt đầu chú trọng bồi dưỡng năng lực về mọi mặt cho con ngay từ khi còn rất nhỏ, mong muốn con có thể thành công.
Nhạy cảm, dễ bị tổn thương
Một đứa trẻ nhạy cảm thường dễ chấp nhận sự phủ nhận bản thân mình, chúng cũng dễ nổi nóng, hay cáu kỉnh, dễ khóc, dễ tổn thương. Vì không tự tin nên trẻ rất khó kìm chế được cảm xúc của mình.
Những đứa trẻ kiểu này cũng rất yếu đuối, luôn nghĩ rằng mình là kẻ yếu và hay bị bắt nạt. Mọi cảm xúc của chúng thường bị thế giới bên ngoài tác động và điều khiển. Trẻ cũng không có nguyên tắc hay lập trường của mình, dễ dàng bị người khác xoay chuyển theo ý họ.
Một số trẻ dù sống ở thành phố nhưng ít được bố mẹ cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lúc nào cũng bắt ở nhà cũng thường tỏ ra sợ hãi, nhút nhát. Chúng thường không dám bộc lộ suy nghĩ thật của mình, làm gì cũng sợ người khác chê cười.
Nói chung, những đứa trẻ nhút nhát thường bất an, tự tin và bị ảnh hưởng bởi cha mẹ và môi trường gia đình. Nếu tính cách này không được sửa chữa, chúng sẽ không thể đối mặt với áp lực xã hội và trở nên kém cỏi hơn.
Trẻ quá vâng lời
Người ta thường chúc nhau con cái ngoan ngoãn, nghe lời. Tất nhiên ở vai trò là phụ huynh, đây là những ước mong và mục tiêu chính đáng. Có những bố mẹ tự hào vì con nói gì nghe đó, không dám phản kháng lại lời người lớn, biết đón ý người khác để được khen ngợi. Tuy nhiên trên thực tế, có những kiểu ngoan ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai trẻ.
Người lớn ra đời vốn dĩ đôi lúc cần "thảo mai", che giấu cảm xúc để dễ giao tiếp. Tuy nhiên, với trẻ em, quá ngoan ngoãn và khéo léo đôi khi lại phản tác dụng. Để làm hài lòng cha mẹ, chúng kìm nén bản thân dù trong lòng áp lực.
Kiểu trẻ em này trông rất hiểu biết, luôn luôn xem xét tâm trạng cha mẹ, trong mắt người lớn là đứa trẻ ngoan, không hề có bất kỳ hành vi xấu nào. Nếu đứa trẻ có hiện tượng này, cha mẹ không nên tự mãn, ngược lại cần nâng cao cảnh giác: Liệu con mình có quá ngoan ngoãn không?
Trên thực tế, tẻ em bị gò ép cảm xúc quá mức khi lớn lên có thể gặp các vấn đề về tâm thần. Chúng cũng có thể trở thành những người nổi loạn, khó cân bằng cảm xúc, thậm chí rối loạn nhân cách...
Trong nhiều gia đình, không ít em bé được khen ngợi ngoan ngoãn, luôn làm mọi cách để lấy lòng người khác, để được khen ngợi. Từ quan điểm xã hội, đây cũng là một loại năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, về lâu dài, những đứa trẻ này có thể hình thành tính cách thiếu trung thực.
"Những đứa trẻ ngoan ngoãn sẽ lớn lên thành những người lớn biết vâng lời. Họ ít có khả năng đứng lên bảo vệ bản thân và dễ bị lợi dụng hơn. Họ cũng có xu hướng chỉ làm theo mệnh lệnh mà không thắc mắc và không có ý thức trách nhiệm cao về hành động của mình", tiến sĩ tâm lý Laura Markham (Đại học Columbia) chia sẻ.
Có quan niệm rằng nuôi dạy một đứa con ngoan ngoãn và vâng lời là mục tiêu cuối cùng của bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, thay vì làm những gì ta nghĩ là tốt nhất cho đứa con của mình ở hiện tại, hãy cho chúng hành trang vững chắc vào tương lai: Những kỹ năng, những sự lựa chọn, sự lắng nghe, chú ý và tình yêu thương từ trái tim.