2 loại rau người Việt thích mê dễ là "ổ sán", nhất là cái số 1

Trúc Chi (t/h),
Chia sẻ

Các loại rau thủy sinh rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa ấu trùng sán nếu phát triển trong nguồn nước ô nhiễm dễ trở thành "ổ chứa" giun sán. Các bà nội trợ nên bỏ túi mẹo sau khi chọn rau để bảo vệ sức khỏe.

Rau cải xoong

2 loại rau người Việt thích mê dễ là "ổ sán", nhất là cái số 1- Ảnh 1.

Các vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa có trong cải xoong giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch...

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe , được các nhà khoa học đánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng.

Tuy nhiên, rau cải xoong có thể là ổ chứa giun sán nếu ở trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng.

Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ nên ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao.

Rau muống nước

2 loại rau người Việt thích mê dễ là "ổ sán", nhất là cái số 1- Ảnh 2.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, rau muống ngoài nguồn chất xơ còn chứa sắt, protein, canxi, kẽm và nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe. Ảnh minh họa.

Rau muống, món ăn quen thuộc của người Việt Nam rất bổ dưỡng và có công dụng chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, tốt cho gan và hệ tiêu hóa. Rau muống cũng là thực phẩm bạn nên ăn để có cơ thể khỏe mạnh, mái tóc đẹp và làn da trắng sáng rạng rỡ.

Thông thường rau muống nước thường ăn ngon hơn rau muống cạn. Trong rau muống gồm có vitamin A, B, C, canxi, phốt pho, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào, phù hợp với những người có thể trạng thiếu sắt, muốn bổ sung thêm chất này.

Không chỉ là món ăn quen thuộc hàng ngày đối với người Việt Nam, rau muống còn là thực phẩm yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như trên đảo Bali (Indonesia), Trung Quốc, Ấn Độ,... Ngày nay, món rau muống xào hay nộm rau muống trứ danh của người Việt Nam hiện diện ở nhiều nhà hàng trên thế giới từ Anh quốc, Mỹ đến Australia,...

Loại rau này thường mọc bò dưới nước, nếu sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm sẽ chứa rất nhiều giun sán gây ảnh hưởng sức khoẻ. Khi chế biến, cần phải rửa rau thật kỹ và ngâm nước muối khoảng 30 phút.

Một số dấu hiệu nhiễm sán lá ruột

Con người khi ăn các loại rau thủy sinh chưa nấu chín sẽ ăn theo cả ấu trùng sán lá vào ruột. Khi vào cơ thể, ấu trùng bám vào ruột non, ký sinh và trưởng thành. Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành khoảng 90 ngày.

Khi mắc sán, bệnh nhân có thể chỉ bị mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khỏe giảm sút… Nhưng khi bệnh toàn phát sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Phân lỏng, không có máu nhưng nhầy, lẫn nhiều thức ăn không tiêu.

Ngoài ra, người mắc sán lá ruột thường đau bụng ở vùng hạ vị kèm theo tiêu chảy. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển biến nặng, cơ thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Gợi ý cách tẩy giun bằng thực phẩm quen thuộc

2 loại rau người Việt thích mê dễ là "ổ sán", nhất là cái số 1- Ảnh 3.

Tẩy giun bằng hạt bí ngô

Hạt bí chứa các hoạt chất có tác dụng loại bỏ các ký sinh trùng như giun, sán vô cùng hiệu quả mà an toàn. Do đó, bạn có thể dùng nhân hạt bí ngô (nhân còn nguyên màng màu xanh) để tẩy giun.

- Để tẩy sán, dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100 g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30 g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50 g, 7-10 tuổi dùng 75 g uống vào sáng sớm, lúc đói.

- Tẩy giun đũa, có thể rang hạt bí, ăn vào sáng sớm, lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50 g, người lớn từ 60 g.

- Tẩy giun kim dùng khoảng 30-50 g hạt bí 30-50 g giã nát. Ngày uống hai lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.

- Tẩy giun móc dùng khoảng 120 g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, liền trong 3-4 ngày. Nên ăn khi đói để có kết quả tốt nhất.

Quả đu đủ trị giun sán

Với một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, đu đủ có tác dụng tích cự đối với sức khỏe của trẻ.

Để điều trị giun kim, bạn có thể cho bé ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc.

Chia sẻ