2 bức ảnh đối lập gây nhức nhối lòng cha mẹ – Đây là lý do nhiều người phải cho con học trường danh tiếng bằng được!

Thanh Hương,
Chia sẻ

Nhiều người bày tỏ sự xót xa cho giáo viên.

Hai bức ảnh này gây sốt trên mạng xã hội xứ Trung, khiến hội phụ huynh bàn luận rôm rả: 

Bức ảnh tại căng-tin Đại học Sư phạm Hoa Trung

8 giờ 30 tối, căng-tin của Đại học Sư phạm Hoa Trung vẫn tấp nập sinh viên. Nhưng họ không đến để ăn khuya mà đang chăm chú học tập, thảo luận với nhau, nghiêm túc đọc sách, khiến cho nơi này mang đậm hương vị của một thư viện. Việc này không phải chỉ để đối phó với kỳ thi cuối kỳ, cũng không phải kiểu học vội vàng vào phút chót, mà đã trở thành một thói quen hàng ngày. Đối với nhiều sinh viên, học tập tại căng-tin đã trở thành một nếp sống.

Nhà trường cũng đã bổ sung nhiều dịch vụ hỗ trợ, bố trí nhân viên bảo vệ, kéo dài thời gian phục vụ tại căng-tin để tạo điều kiện cho sinh viên yên tâm học tập. Một môi trường học tập đầy nhiệt huyết như vậy, có khiến bạn cảm thấy hổ thẹn không?

2 bức ảnh đối lập gây nhức nhối lòng cha mẹ – Đây là lý do nhiều người phải cho con học trường danh tiếng bằng được! - Ảnh 1.

Khung cảnh học tập tại trường Đại học Sư phạm Hoa Trung

Bức ảnh gây tranh cãi về lớp học ở trường nghề

Trong khi giáo viên đang miệt mài giảng bài trên bục giảng, phía dưới, gần như toàn bộ học sinh đều ngủ gục hoặc cắm mặt vào điện thoại. Nhìn quanh lớp học, chẳng ai quan tâm đến bài giảng. Mặc dù học sinh không lắng nghe, thầy cô vẫn kiên trì giảng dạy, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đây có lẽ là sự kiên trì cuối cùng của người làm nghề giáo.

Nhiều người bày tỏ sự xót xa cho giáo viên. Trong một môi trường như vậy, để trở thành một người thầy, phải có một ý chí vững vàng đến nhường nào, nếu không sẽ dễ dàng bị học sinh làm cho nản lòng.

2 bức ảnh đối lập gây nhức nhối lòng cha mẹ – Đây là lý do nhiều người phải cho con học trường danh tiếng bằng được! - Ảnh 2.

Khung cảnh gây tranh cãi tại trường nghề

Không có sự so sánh, sẽ không có sự tổn thương. Khi đặt hai bức ảnh này cạnh nhau, bạn sẽ nhận ra khoảng cách giữa hai môi trường thực sự khiến người ta phải suy ngẫm. Không khó hiểu khi các bậc cha mẹ luôn tìm mọi cách để con mình được vào trường danh tiếng, vì đây chính là hiện thực khắc nghiệt nhất.

Chúng ta thường chỉ trích sự “phân biệt bằng cấp đầu tiên”, nhưng đôi khi, sự “phân biệt” này cũng phản ánh một thực tế khách quan. Ở một mức độ nào đó, bằng cấp đầu tiên phần nào thể hiện năng lực của một cá nhân. Phần lớn sinh viên từ các trường đại học danh tiếng có năng lực cao hơn đáng kể so với sinh viên các trường đại học bình thường hoặc cao đẳng. Đây là sự thật không thể chối cãi.

Mặc dù chúng ta luôn kêu gọi xóa bỏ sự “phân biệt bằng cấp đầu tiên”, nhưng đó chỉ là một bước tiến để theo đuổi công bằng xã hội, chứ không thể trở thành cái cớ cho sự lười biếng của cá nhân. Một số sinh viên tầm thường nhưng không cam lòng, dùng những kiến thức đã học để chỉ trích sự bất công của xã hội, oán trách số phận, để rồi cuối cùng biến bản thân thành một người bình thường như bao người khác.

Họ đổ lỗi cho thực tế xã hội rằng: “Tại sao chỉ sinh viên tốt nghiệp trường danh tiếng mới có tương lai? Sinh viên các trường bình thường không xứng đáng có một tương lai hay sao?”.

Sinh viên từ các trường danh tiếng thực sự khác biệt như thế nào?

Họ cũng phải đối mặt với bất công, cũng có những lúc trở nên bình thường, nhưng phần lớn trong số họ sẽ chọn cách “tự mình vượt qua nghịch cảnh”. Đây chính là giá trị thực sự của nền giáo dục danh tiếng.

Một nền giáo dục danh tiếng không chỉ mang đến kiến thức phong phú mà còn nâng cao tư duy và tầm nhìn, giúp sinh viên có khả năng tự lập. Những điều nghe có vẻ mơ hồ này thực chất lại là nguồn động lực quan trọng giúp một người tiến về phía trước.

Các bậc cha mẹ luôn dốc hết sức để con cái có thể học tại các trường danh tiếng, không chỉ để tiếp cận một nền giáo dục cao cấp hơn mà còn để chạm tới một thế giới giáo dục thực sự.

Giáo dục không chỉ đơn giản là làm vài bài tập hay đạt điểm tuyệt đối, mà quan trọng hơn, đó là sự phát triển toàn diện về năng lực. Đây mới chính là ý nghĩa thực sự của giáo dục.

Đây cũng chính là điều mà nhiều trường đại học đang thiếu sót. Chúng ta thường nghĩ rằng nhà trường chỉ cần nâng cao điểm số là đủ, nhưng lại bỏ quên tầm quan trọng của các yếu tố “phi trí tuệ”. Chỉ khi bước vào xã hội, chúng ta mới nhận ra rằng, những điều đã bị xem nhẹ trong quá trình học tập lại chính là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công.

Các trường danh tiếng không chỉ vượt trội về học thuật, mà còn nổi bật hơn ở khả năng giáo dục kỹ năng mềm. Do đó, sinh viên từ các trường danh tiếng thường có khả năng chịu áp lực cao hơn và dễ dàng thích nghi với môi trường xã hội hơn.

Bầu không khí học tập trong trường, cùng với “nguồn tài nguyên” do sinh viên tạo nên, là một tài sản vô giá. Đây cũng là một trong những lợi thế lớn nhất của các trường danh tiếng, điều mà khó có thể tìm thấy ở các trường đại học bình thường.

Các bạn trẻ, bây giờ đã hiểu tại sao cha mẹ luôn cố gắng hết sức để các bạn vào được trường danh tiếng chưa?

Chia sẻ