16 vật dụng thần kì trong phim ảnh (Phần 1)

Điều Khuyên (TH),
Chia sẻ 0

Những đồ vật mang nhiều phép lạ bí ẩn góp phần ghi dấu ấn và tạo nên sự thành công cho những bộ phim.

1. Bụi ước nhiệm màu - 13 Going On 30 (2004)


Từ việc biến đổi cơ thể đến thay đổi cấu trúc gen, phép thuật đóng vai trò quan trọng và là một yếu tố đầy sáng tạo trong các phim hài. Thường thấy, những vật dụng phép thuật không hề có giới hạn về mặt logic đã giúp các nhà làm phim có cớ thuận lợi để làm những gì họ muốn. Một thiết bị biến hóa thời gian đã biến cô bạn 13 tuổi Alexandra Kyle trở thành một phụ nữ trưởng thành do Jennifer Garner thủ vai trong phim 13 Going On 30

2. Chiếc TV “Twonky” - The Twonky (1953)


Khi phim khoa học viễn tưởng đầy bất ngờ này xuất hiện, dường như nó rất dễ dàng đi đến kết luận máy truyền hình là một thứ phép màu, dị thường và chẳng đem lại mục đích nào tốt cả. (Câu chuyện ngắn nguyên gốc “The Twonky” đã giải thích gốc gác của thiết bị - là một khối bị đánh mất, nhảy loi choi điên loạn có tên gọi Twonky, tuy nhiên trong phim không nhắc đến điều này.) 

Hans Conried đóng vai một giáo sư triết học, người cho rằng chiếc máy vô tuyến mà vợ mình vừa đem về nhà là một kẻ quấy rối nguy hiểm và không được chào đón. Đó là kể cả trước khi ông nhận ra chiếc tivi có khả năng bước đi, làm việc lặt vặt trong nhà, bắn những tia laze dữ dội, điều khiển trí não người và tự động in tiền giả.

3. Con cua thần kì - Simply Irresistible (1999)


Thất bại trong tình yêu? Hãy ăn thử món cua. Đó chính là điều mà cô đầu bếp xui xẻo Sarah Michelle Gellar học được khi nhận một con cua từ người viết kịch bản Christopher Durang. Một con cua có thể làm gì? Bộ phim để ngỏ câu hỏi khá mơ hồ này. Nhưng hầu hết, con cua cho phép bộ phim mượn một cách trắng trợn từ phim Like Water For Chocolate bằng cách để cho Gellar chuẩn bị những món ăn khuấy động cảm xúc của các thực khách, làm họ phải cảm động đến phát khóc trong khi các món khác thì vẫn trơ trơ.

4. Chiếc bồn tắm và cũng là cỗ máy thời gian - Hot Tub Time Machine (2010)


Chiếc máy đã đưa đội quân bất hảo trong phim Hot Tub Time Machine trở về thập niên 80 trông lố bịch nửa vời, điều này lại làm vững chắc cho mặt sâu sắc còn lại của phim. Rất nhiều các phim hài vui nhộn có được sự hỗn loạn nhờ những thiết bị ngốc nghếch thần kì, nhưng với phim Hot Tub Time Machine điều đó lại quá buồn cười đến nỗi nó đứng hẳn lên hạng đầu bảng, làm như vài giám đốc trường quay quên phải cho vào kịch bản những thứ chất lượng hơn chút. 

Và trong khi những bộ phim hài vui nhộn khác tan biến với những bài học và ai cũng trở nên thông minh hơn, kết thúc của Hot Tub Time Machine lại vui vẻ một cách điên dại đến nỗi nhanh chóng làm hỏng cả phim. Hầu như là một phim hài thô thiển, bộ phim của Steve Pink nhắc nhớ khán giả rằng những bất an trong cuộc sống sẽ không thực sự được chữa khỏi bằng việc hoài niệm bởi chiếc bồn tắm thần kỳ.

5. Những chiếc giày thần kì - Like Mike (2002)



Chắc chắn là những đồng xu, vật trang trí và bụi thần đều rất hiệu quả. Nhưng bọn chúng trông hợp thời quá. Giờ thì chúng ta sẽ nói đến những chiếc giày bóng rổ thần kì. Liên kết sản xuất với NBA, Like Mike biến đứa trẻ mồ côi Bow Wow từ kẻ không là ai đến ngôi sao sáng chói, tất cả nhờ vào năng lực của đôi giày thể thao thần kỳ. 

Bow Wow có được chiếc giày từ một cửa hàng từ thiện. Cậu nghĩ rằng chữ “MJ” được ghi trên giày nghĩa là chúng đã từng thuộc về Michael Jordan. Một Jesse Plemons trước khi tham gia chương trình Friday Night Lights (nhiều năm trước khi khủng bố Dillon, Texas với âm nhạc và việc giết chóc) đã ném những chiếc giày đó xuống khu vực có đường dây cáp cao và bị sét đánh trúng, trong khi Bow Wow cố cứu những chiếc giày khỏi sấm sét. Và thế là: Bow Wow không chỉ tự dưng nổi tiếng, mà anh và bạn mình là Jonathan Lipnicki cũng tự nhiên được nhận nuôi. Và do đó, một quốc gia của những đứa trẻ mồ côi đã dừng việc tìm kiếm ba mẹ mà đi tìm những chiếc giày bị bỏ lại ở đường dây cáp cao.

6. Lá bài vàng của Akhmenrah - Night At The Museum (2006)


Có một điều về lịch sử thế này: Nó sẽ trông cực kì chán phèo nếu chỉ được trưng ra một cách thụ động cho những kẻ sẽ-là-học-giả. Sẽ thật hữu ích và thú vị hơn nhiều nếu quá khứ có thể sống lại và chơi đuổi bắt với chúng ta. Hãy đến với "Lá bài vàng của Akhmenrah" từ loạt phim Night At The Museum (Đêm trong bảo tàng)

Được mang đến Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ vào năm 1952, lá bài có sức mạnh có thể làm cả viện bảo tàng sống lại vào mỗi đêm. Nhưng bất cứ vật triển lãm nào rời khỏi bức tường của viện vào lúc rạng đông sẽ bị biến thành bụi mù. Đó là một năng lực khá chi tiết, và cũng rất thích hợp để mang hàng tá đứa trẻ đến rạp! 

Nhưng như chúng ta học được ở phần hai, Night At The Museum: Battle Of The Smithsonian, lá bài cũng có thể mở ra một cánh cổng đến thế giới chết và giải thoát cho đội quân tử thần. Hai chức năng này của lá bài biến nó thành một con dao hai lưỡi trong số những vật dụng thần kì trong điện ảnh.

7. Những đồng xu từ vòi phun nước thần kì - When In Rome (2010)



Ai có thể biết được những đồng xu được búng vào vòi phun nước huyền thoại ở Rome lại có thể trở thành nhiệm màu như thế? Chắc chắn không phải là cô nàng coi sóc viện bảo tàng cô đơn Kristin Bell, người trong một cơn say đã nhặt rất nhiều đồng xu sau khi có cuộc làm quen chóng vánh không thành công với anh chàng đẹp trai nhàm chán Josh Duhamel. 

Nhưng hóa ra, khi cô nhặt những đồng xu, cô lại được đeo đuổi bởi những người đàn ông mong mỏi tình cảm đã ném các đồng xu ấy xuống nước. Đó chính là toàn bộ câu chuyện. Những đồng xu thần kì làm nên một phim hài nhẹ nhàng tình cảm. 

Bài học từ phim: đừng ăn trộm. Và nếu như bạn phải ăn trộm thì cũng đừng lấy những đồng xu đã bị làm phép.

8. Tấm vé vàng - Last Action Hero (1993)


Tấm vé vàng trong Charlie và nhà máy sô cô la không có tí liên hệ nào với tấm vé vàng thần kì trong Last Action Hero, một vật dụng hoàn toàn không thể giải thích được giúp người ta nhảy vào trong các bộ phim, và những nhân vật trong phim nhảy vào thế giới thật. Chúng là những cái cổng thần kì cho những phim đầy cảm xúc như Last Action Hero. 

Bình Phim Hay - Nhận Vé Đẹp

Bạn yêu điện ảnh, bạn thích bình luận về phim, hay chỉ đơn giản là bạn chỉ thích ngồi nhà xem phim truyền hình. Hãy chia sẻ với Afamily.vn những cảm xúc của bạn về tất cả các bộ phim mà bạn đã từng xem. Chúng tôi luôn đón nhận tất cả những bài viết đánh giá cũng như bình luận phim của mọi độc giả qua chuyên mục mới "Bình Phim Hay - Nhận Vé Đẹp".

Với mỗi bài viết đánh giá, bình luận, chia sẻ cảm xúc được chọn đăng, độc giả sẽ nhận được một cặp vé xem phim 2D hoặc cặp vé xem phim trong suất chiếu đặc biệt ngày ra mắt các phim mới tại Việt Nam.

Lưu ý:

- Mỗi bài viết hợp lệ được chọn đăng có độ dài từ 600 - 1000 chữ. Thư tham gia gửi về mục Phim Ảnh (email: phimanh@afamily.vn, mọi thắc mắc về chương trình các bạn cũng gửi trực tiếp qua email này) các bạn cần đề rõ: Tham gia "Bình Phim Hay - Nhận Vé Đẹp". Trong thư, các bạn vui lòng đề rõ tên họ đầy đủ, số điện thoại liên lạc cũng như địa chỉ liên hệ để chúng tôi gửi vé khi bài viết được đăng.
- Chương trình áp dụng trên phạm vi cả nước. Tại Hà Nội và TP HCM, chúng tôi sẽ tặng vé. Các tỉnh thành khác, chúng tôi sẽ gửi nhuận bút về theo địa chỉ các bạn đã gửi về chúng tôi.</spanstyle="font-weight:>

Chia sẻ 0