15 biểu hiện ung thư ở phụ nữ

,
Chia sẻ

Dưới đây là những biểu hiện âm thầm, không khiến chúng ta cảm thấy lo lắng ngay lập tức nhưng rất cần được kiểm tra bởi bác sĩ.

1. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nhiều phụ nữ thường cảm thấy rất vui khi cân nặng giảm mà không cần phải nỗ lực. Nhưng giảm cân không rõ nguyên nhân (khoảng 4,5kg/tháng mà không có sự luyện tập hay giảm chế độ ăn thì nên đi kiểm tra.

Giảm cân không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu của ung thư trừ khi các kiểm tra cho thấy không phải như vậy.

2. Đầy bụng

Đầy bụng là một chứng khá phổ biến ở nhiều chị em. Nhưng nó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Các biểu hiện khác của ung thư buồng trứng bao gồm: đau bụng hoặc đau hông, no nhanh, thậm chí là khi vừa mới chỉ ăn vài miếng và rối loạn tiết niệu (chẳng hạn như đi tiểu liên tục).

Nếu tình trạng đầy bụng diễn ra hằng ngày và kéo dài tới vài tuần thì nên đi khám ngay.

3. Ngực thay đổi

Chị em nào cũng nắm rất rõ vùng ngực của mình, ngay cả khi họ không thường xuyên tự kiểm tra, và vì thế chỉ cần một u cục nào đó xuất hiện là chúng mình biết liền. Nhưng đó không phải là biểu hiện duy nhất. Vùng da ngực trở nên tấy đỏ và dầy sừng hay viêm thì đều rất cần được kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Tương tự là đầu núm vú. Nếu vùng nhạy cảm này có bất kỳ sự thay đổi nào thì cũng cần được thăm khám kỹ lưỡng.

4. Chảy máu giữa chu kỳ hay ra máu bất thường

Những chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh thường có xu hướng chảy máu giữa kỳ kinh. Tuy nhiên, ở độ tuổi trẻ hơn, đặc biệt là những người đang có chu kỳ đều đặn mà xuất hiện tình trạng này thì cần phải cảnh giác. Còn sau thời kỳ mãn kinh mà xuất hiện kinh nguyệt thì có thể là biểu hiện của ung thư màng trong dạ con.

5. Sự thay đổi của làn da

Đa phần chúng ta đều hiểu rằng khi một nốt ruồi đột nhiên thay đổi thì đó có thể là một biểu hiện điển hình của ung thư da nhưng lại thường chủ quan với sự thay đổi màu sắc trên bề mặt da.

Nếu đột ngột xuất hiện tình trạng da bong tróc hay chảy máu dưới da thì cần đi kiểm tra. Thật khó để nói rằng nên đi kiểm tra vào lúc nào, nhưng tốt nhất không để lâu hơn 2 tuần.

6. Khó nuốt

Nếu cảm thấy khó nuốt ngay cả khi chuyển sang các thực phẩm mềm thì có lẽ  bạn nên ăn các loại thực phẩm không cần nhai như cháo, súp… Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản.

7. Chảy máu “không đúng chỗ”

 Nếu trong nước tiểu hay chất thải từ cơ thể có lẫn máu thì đừng vội kết luận đó là do bệnh trĩ. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư ruột (phân lẫn máu) hay ung thư bàng quang, ung thư thận (nước tiểu lẫn máu).

Ho ra máu cũng là vấn đề cần lưu tâm. Nếu chỉ 1 lần thì không cần phải lo lắng nhưng nếu nó tiếp diễn lần 2, lần 3 thì phải đi khám ngay.

8. Đau bụng và mệt mỏi không dứt

Đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm hoặc ung thư tuyến tụy.

9. Khó tiêu

Những phụ nữ đang mang thai có thể bị khó tiêu nhưng khi tình trạng khó tiêu không đi kèm thai kỳ và chẳng rõ nguyên nhân thì đó là dấu hiệu cờ đỏ.

Nó có thể là dấu hiệu sớm của ung thư thực quản, dạ dày và họng.

10. Bất thường ở miệng

Những người hút thuốc đặc biệt lưu tâm nếu trong miệng xuất hiện các dải trắng hoặc các nốt trắng trên lưỡng. Đây có thể là biểu hiện của tiền ung thư miệng (chứng leukopalkia).

11. Đau

Đau nhức do tuổi tác là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đau không rõ nguyên nhân thì lại có thể là biểu hiện của một số bệnh ung thư. Mặc dù hầu hết các trường hợp kêu đau đều không phải là biểu hiện sớm của ung thư nhưng tốt nhất nên đi kiểm tra.

12. Bất thường ở hạch bạch huyết

Nếu thấy nổi cục hay sưng đau ở tuyến bạch huyết dưới cánh tay (nách) hoặc ở cổ hay bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể thì bạn đừng quá lạc quan. Nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 1 tháng thì cần đi khám bác sĩ ngay.

13. Sốt

Nếu đột nhiên sốt mà không phải do cúm hay viêm nhiễm nào đó thì nên lưu tâm. Hiện tượng sốt không rõ nguyên nhân thường xảy ra khi ung thư đã di căn hay đó là biểu hiện của ung thư máu.

Một số triệu chứng ung thư khác thường đi kèm sốt như vàng da hay phân đổi màu.

15. Ho dai dẳng

Ho có thể là biểu hiện của cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng hay tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nhưng nếu ho kéo dài hơn 3-4 tuần thì đừng có lờ nó đi.

Theo Nhân Hà
Dân trí/WMD
Chia sẻ