12 năm học sinh giỏi cũng chưa chắc giải được câu đố mẹo lớp 6 này, ai giải trong 5 giây chứng tỏ siêu thông minh!

Vân Trang,
Chia sẻ

Bạn có thông minh hơn học sinh lớp 6 không?

Toán học chưa bao giờ là môn cho số đông. Dù nhiều khi câu đố đơn giản, chỉ xoay quanh các con số bé nhưng cũng đủ khiến người lớn đau đầu mãi không giải ra. Nhất là các bài toán logic, yêu cầu phải suy nghĩ dựa trên nhiều phương diện lại càng khó gấp bội.

Nếu không tin hãy thử sức với bài toán cho học sinh lớp 6 test trí thông minh dưới đây! Đề bài như sau: "Hãy chỉ ra số không thuộc dãy số sau đây: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 13, 21".

 - Ảnh 1.

Bài Toán dành cho học sinh lớp 6 khiến dân mạng đau đầu (Ảnh: Top Comments)

Bài toán chỉ toàn những con số đơn giản, yêu cầu phải tìm ra quy luật của dãy số này thì mới tìm ra được số nào không cùng loại. Nhiều người lớn đã phải kêu trời, không hiểu tại sao ngày xưa có học dạng Toán này mà lại vẫn tốt nghiệp được?! - "Vì mình không nhận đủ 12 năm giấy khen nên từ chối làm bài này. Thật sự nhiều lúc giải bài toán của đứa em lại ngồi nghĩ tại sao ngày xưa mình tốt nghiệp cấp 3 được đây", một dân mạng hài hước cho hay.

Thục tế đáp án của bài Toán này lại dễ hơn bạn nghĩ! Số sai của bài Toán là 4.

Dãy số tuân theo quy luật: Số đằng sau bằng tổng của 2 số liền kề trước nó.

Ví dụ: 3 = 1 2; 8 = 3 5; 13 = 5 8; 21 = 13 8.

Nếu là dân chuyên Toán bạn sẽ nhận ra ngay quy luật dãy số này thôi. Bởi trong Toán học, đây còn được gọi là dãy Fibonacci. Đây là dãy số vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng 2 phần tử trước nó.

Công thức truy hồi của dãy Fibonacci như sau:

 - Ảnh 3.

Dãy số Fibonaccie được Fibonacci (một nhà Toán học người Ý) công bố vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci - Sách về toán đồ qua 2 bài toán: Bài toán con thỏ và bài toán số các "cụ tổ" của một ong đực.

Nhìn công thức đơn giản vậy thôi chứ dãy số Fibonaccie này khi học nâng cao sẽ còn áp dụng cho nhiều lý thuyết Toán học như: Sử dụng trong không gian vectơ, sử dụng trong Toán học ma trận... Bởi vậy mới nói bất kỳ kiến thức Toán học cao siêu nào cũng bắt nguồn từ những lý thuyết và con số dành cho trẻ cấp 1 thôi!

Chia sẻ