11 thứ tưởng vô tình nhưng lại đang đánh lừa bạn ngoạn mục để chi tiêu nhiều hơn từ các cửa hàng
Mọi thứ từ thị giác, khứu giác, âm thanh và xúc giác trong môi trường mua sắm đều được tính toán tỉ mỉ. Nó là một cái bẫy để thiết kế người tiêu dùng đến mục đích cuối cùng là chi tiêu thật nhiều tiền hơn.
1. Sử dụng giá lẻ
Những con số niêm yết giá cả như 18.500 đồng, 199.900 đồng,... được gọi là những mức giá quyến rũ để mang tới một giao dịch tốt. Người tiêu dùng có tâm lý sẽ làm tròn giá này xuống, theo một hiện tượng thần kinh được nghiên cứu có tên hiệu ứng chữ số bên trái. Những cửa hàng sử dụng chiến lược này đều có lợi nhuận cao gấp đôi. Đây chính là cách họ bịt mắt bạn theo nghĩa bóng.
2. Sử dụng các mặt hàng giá rẻ
Không phải ngẫu nhiên mà điều đầu tiên bạn nhìn thấy ở hầu hết các cửa hàng là một túi kẹo hoặc vớ được bán với nửa giá. Trong ngành công nghiệp bán lẻ, những món đồ rẻ tiền được mua đầu tiên sẽ phá vỡ rào cản về tâm lý chi tiêu, chiếc ví được mở, tâm lý mua hàng sẽ thoải mái hơn. Đây là những miếng mồi câu đơn giản nhưng luôn mang lại hiệu quả cao mà người tiêu dùng cần để ý.
3. Họ lôi kéo bạn bằng mùi
Khi bạn bước vào một cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ ngửi thấy mùi bánh mì nướng hoặc thịt gà quay trong khu vực bán hàng bởi vì các cửa hàng biết những mùi đó sẽ làm cho tuyến nước bọt của bạn hoạt động. Khi bạn đang chảy nước miếng, thèm thuồng, bạn sẽ là một người mua sắm ít kỷ luật hơn.
4. Họ làm bạn chậm lại với âm nhạc
Theo các chuyên gia bán lẻ, nhiều cửa hàng phát nhạc với nhịp điệu chậm hơn nhiều so với nhịp tim trung bình, điều này khiến bạn mất nhiều thời gian hơn ở cửa hàng đó và sẽ mua thêm đồ. Đây là điều sai lầm tiền bạc bạn cần tránh.
5. Họ cho phép bạn sử dụng hàng hóa
Theo một nghiên cứu gần đây, những khách hàng được phép sử dụng vào các loại mặt hàng sẽ sẵn sàng trả tiền để mua chúng thay vì chỉ nhìn thấy trong ảnh hoặc mô tả bằng văn bản. Nghiên cứu khác xác nhận bạn càng dành nhiều thời gian để tiếp cận một sản phẩm, bạn càng có nhiều khả năng mua sản phẩm đó. Điều này sẽ giải thích cho lý do các cửa hàng Apple xếp các bàn của họ với các dòng điện thoại demo và máy tính chạy thử hoặc tại sao nhân viên bán xe hơi cho bạn chạy thử nghiệm.
6. Trì hoãn chi phí, nhưng không phải là khoản chi trả
Khi bạn mua iTunes hoặc Apple App Store, bạn sẽ không nhận được biên lai ngay lập tức. Điều này làm giảm suy nghĩ mà các nhà kinh tế gọi là nỗi đau của việc thanh toán. Bạn sẽ nhận được giao dịch mua ngay lập tức, nhưng bạn sẽ không được nhắc nhở về số tiền bạn phải trả ngay lập tức. Cho đến sau khi đủ tỉnh táo để tiếp nhận và sẵn sàng mua hàng tiếp tại đây, khoảng thời gian đó được tính toán khá chi tiết. Thẻ tín dụng cũng đặc biệt nguy hiểm vì lý do tương tự.
7. Tăng kích thước giỏ mua hàng
Cách làm này khiến cho mọi người phải mua sắm nhiều hơn. Việc lấp đầy khoảng trống trong những chiếc xe đẩy hoặc giỏ hàng sẽ làm thỏa tâm lý mua sắm của người tiêu dùng. Trong một nghiên cứu tại cửa hàng tạp hóa, các nhà bán lẻ đã thử nhân đôi kích thước giỏ hàng của họ để xem khách hàng có mua nhiều hơn không. Và chính xác là sức mua đã tăng hơn 19%.
8. Sử dụng lợi thế đám đông
Các nghiên cứu cho thấy hầu hết người tiêu dùng mua nhiều hơn khi cửa hàng đông khách vì tiềm thức họ muốn trở thành một phần của nhóm mua hàng. Vậy nên cách tốt nhất để bạn đừng quá đà là nên đi mua sắm vào thứ Hai và thứ Ba. Dù bạn làm gì, cũng nên tránh mua sắm vào cuối tuần.
9. Lén lút giảm dung lượng
Cẩn thận với bao bì mới. Kiểm tra số trọng lượng trên chai dầu gội mới đóng gói của bạn và bạn có thể thấy bạn đang trả tiền tương tự với sản phẩm ít trọng lượng hơn.
10. Quyến rũ bạn bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng
Đừng thử quần áo bạn không cần. Một người mua sắm dừng trò chuyện với nhân viên cửa hàng và thử thứ gì đó có khả năng mua gấp đôi so với người mua hàng không làm như vậy. Nói chung, bạn càng tương tác với một nhân viên bán hàng, bạn sẽ càng thích mua một thứ gì đó. Tâm lý người mua hàng sẽ không muốn để ai đó thất vọng vì đã giúp đỡ bạn.
11. Sử dụng các cụm từ khẩn cấp
Hiểu cách sử dụng các cụm từ nhất định từ các cửa hàng bạn sẽ giảm được sự kích thích tâm trạng mua sắm. Họ thường sử dụng các cụm từ như "sale sốc", "giảm giá lỗ", "bán không lãi",... thời gian suy nghĩ ngắn sẽ khiến bạn bị cuốn vào sự kích thích này.