11 thói quen xấu của lối sống hiện đại bạn cần phải bỏ đi để có tương lai tốt đẹp hơn
Bright Side cung cấp cho bạn danh sách 11 thói quen xấu bạn nên để lại trong quá khứ để làm cho cuộc sống của mình trong tương lai tốt đẹp hơn.
Không ai hoàn hảo và ai cũng mắc sai lầm. Cuộc sống dù có ngày càng hiện đại cũng không thể đảm bảo rằng những thói quen chúng ta làm luôn là đúng. Sẽ có gì đó rất sai nếu như chúng ta cứ duy trì những thói quen xấu, có hại đó mà mặc kệ những tác hại nó gây ra với cơ thể và sức khỏe.
Tại sao không bắt đầu năm mới với một số thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn? Sự khởi đầu của một năm mới là thời điểm tuyệt vời để suy nghĩ lại những thói quen có hại và thay thế bằng thói quen khỏe mạnh hơn!
Bright Side cung cấp cho bạn danh sách 11 thói quen bạn nên để lại trong quá khứ để làm cho cuộc sống của mình trong tương lai tốt đẹp hơn.
1. Dùng nến
Các nhà khoa học đến từ Đại học SC State chứng minh rằng một số loại nến có hại cho sức khỏe của chúng ta đặc biệt là nến làm từ sáp paraffin - một sản phẩm dầu. Chúng có chứa các hóa chất như alkenes, alkanes, acrolein, toluene, naphtalene, formaldehyde và có thể gây dị ứng, hen suyễn và thậm chí là ung thư.
Hơn nữa, bấc nến có thể chứa chì, dùng về lâu dài dễ dẫn đến ngộ độc. May mắn thay, hầu hết các nhà sản xuất nến hiện nay đã sử dụng kẽm, bông, hoặc sợi tổng hợp, an toàn hơn nhiều.
Nếu bạn yêu thích những ngọn nến và không thể sống thiếu chúng, hãy chọn những chiếc nến được làm từ sáp ong tự nhiên, tổ ong hoặc đậu nành. Chúng được làm từ các thành phần tự nhiên và không gây hại gì. Để làm cho chúng thơm, hãy thêm vài giọt tinh dầu yêu thích của bạn trước khi thắp chúng lên.
2. Thường xuyên tắm
Nhiều người nghĩ rằng càng tắm nhiều, chúng ta càng khỏe mạnh. Thật đáng ngạc nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng đây là một sai lầm. Việc tắm vòi sen thường có thể hủy hoại vi sinh vật sống trên cơ thể, dẫn đến các vấn đề về hệ miễn dịch, tiêu hóa... Các loại xà phòng, gel tắm và dầu gội đầu mà bạn sử dụng đơn giản là phá hủy hệ sinh thái của cơ thể. Thậm chí, điều này còn có thể dẫn đến xuất hiện mụn.
Tuy nhiên, James Hamblin, biên tập viên củaTạp chí The Atlantic nói rằng dựa trên kinh nghiệm của chính mình, nếu trong vài tuần không tắm, cơ thể sẽ có mùi khủng khiếp và đó là chính là kết quả của một vi khuẩn gây hại gây ra. Vì vậy, mỗi nên tắm 1 lần/ngày là đủ rồi.
3. Mặc quần skinny (bó sát)
Đúng là quần jean bó sát tôn lên vóc dáng làm bạn trông thật tuyệt. Nhưng thật không may, chúng không an toàn như bạn nghĩ. Các nhà khoa học cảnh báo rằng mặc quần jeans bó sát có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng sức khỏe, như hội chứng chèn ép khoang (tê liệt và khó đi bộ), meralgia paresthetica (đau và tê ở bắp đùi) và ợ nóng. Mặc dù rủi ro gặp phải các hội chứng này không cao nhưng sẽ tốt và an toàn hơn nếu bạn không thường xuyên mặc loại quần này.
4. Nghiện dùng điện thoại di động
Dùng điện thoại di động đã không còn là "bệnh" của riêng ai, đáng tiếc là "bệnh" này còn có thể gây ra nhiều tác hại khác đến sức khỏe. Ví dụ như, hội chứng "text neck" (triệu chứng đau cổ do người sử dụng liên tục cúi đầu nhìn xuống màn hình điện thoại), đau ở cổ, vai, và lưng trên... Các bệnh thông thường, chẳng hạn như lo lắng khi nhận được ít tin nhắn hoặc cập nhật phương tiện truyền thông xã hội và bệnh béo phì cũng nằm trong danh sách các tác động tiêu cực.
Tuy nhiên có những mối nguy hiểm khác. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phòng ngừa Thương tật Harborview, Đại học Washington, cho thấy người đi bộ khi nhắn tin khi băng qua đường có thể bị xao lãng gấp 4 lần, có nghĩa là họ bỏ qua đèn giao thông và tạo ra tình huống nguy hiểm cho người lái xe, chính họ và những người đi bộ khác. Hơn nữa, ánh sáng màu xanh lam từ màn hình làm gián đoạn việc sản xuất melatonin điều hòa giấc ngủ, và thậm chí có thể làm hỏng tầm nhìn trung tâm của bạn.
Vì vậy, lần tiếp theo bạn vô ý tiếp cận điện thoại của bạn, hãy suy nghĩ xem bạn có thực sự cần kiểm tra điện thoại ngay khi đó hay không.
5. Ngồi bắt chéo chân
Bắt chéo chân là một trong những vị trí ngồi ưa thích và tiện lợi nhất cho phụ nữ. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không đánh giá cao tư thế ngồi này. Ngồi bắt chéo chân có thể dẫn đến tư thế xấu. Nó cũng có thể dẫn đến đau vai và cổ. Ngồi với chân bắt chéo lên nhau có thể dẫn đến các tác dụng phụ tạm thời như tê và tăng huyết áp.
Tuy nhiên, kết quả nguy hiểm nhất khi ngồi với đôi chân của bạn vượt qua là tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT - cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu). Nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí là mãn tính. Để tránh nó, hãy đi lại nhiều hơn, tập thể dục, và không mặc quần áo quá chật.
6. Lối sống tĩnh tại
Chúng ta đều biết rằng cuộc sống là phải vận động. Tuy nhiên, một số người vẫn chọn ngồi lì trước trước tivi thay vì ra ngoài vận động, tập thể dục. Một nghiên cứu của khoa Nhi khoa, Đại học Tottori, Nhật Bản, cho thấy rằng ngồi xem tivi hay chơi game quá nhiều có thể dẫn đến sự cứng cơ, di chuyển bàng quang, và tăng nguy cơ động kinh do mệt mỏi và thiếu ngủ.
Người ta cũng thấy rằng việc thiếu hoạt động có thể dẫn đến xương yếu ớt. Điều này là do cơ thể chúng ta cần phải cảm nhận trọng lượng của nó để tạo xương chắc khỏe, và đó là lý do chúng ta cần thiết phải di chuyển. Dù cho không muốn vận động thì cũng hãy cố gắng để đi bộ nhiều hơn có thể nhé.
7. Nằm sấp khi ngủ
Mặc dù giấc ngủ có vẻ như là điều đơn giản và điều tự nhiên nhất trong cuộc sống, nhưng thực sự rất dễ để làm hại sức khỏe của bạn nếu chọn tư thế ngủ không đúng. Các chuyên gia nói rằng nằm sấp khi ngủ thực sự là rất xấu đối với sức khỏe của bạn.
Theo nhiều nghiên cứu, đôi khi nằm nghiêng để ngủ cũng không thực sự có lợi cho sức khỏe vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến đau vai và cổ. Nó xảy ra bởi vì khi nằm nghiêng, vai của bạn phải hỗ trợ hầu hết trọng lượng cơ thể. Nằm sấp khi ngủ còn tồi tệ hơn, vì bạn quay đầu sang một bên, điều này dẫn đến đau cổ và vai. Nó thậm chí có thể dẫn đến lệch cột sống.
8. Tắm nắng thường xuyên
Tiếp xúc ánh mặt trời tốt cho cơ thể vì giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Nhưng đó chỉ là khi ánh mặt trời chưa gay gắt. Khi ánh nắng mặt trời thực sự gay gắt, nó có thể dẫn đến bức xạ tia cực tím, gây ra đột biến trên da và tăng nguy cơ ung thư.
Thủ phạm chính ở đây là ánh sáng UVB, làm cho một số bộ phận DNA gắn kết với nhau và đôi khi thậm chí giết chúng. Bạn có thể cảm thấy điều này trong khi bị "lột da" sau khi bị cháy nắng. Tiến sĩ Jacqueline Gerhart, bác sĩ của tổ chức y tế UW Health Family Medicin, nói rằng đây không phải là một hiệu ứng một lần bởi vì thông tin có thể truyền tới các tế bào mới từ những tế bào bị tổn thương. Vì vậy, càng nhiều lần bạn bị cháy nắng, nguy cơ ung thư càng cao.
Để có thể an toàn, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng kem chống nắng sau mỗi 2 giờ và dùng lại sau khi bơi.
9. Ngủ không ngủ giấc
Kể từ khi chúng ta còn nhỏ, bố mẹ đã nói rằng chúng ta nên ngủ ngon bởi giấc ngủ là lành mạnh, giúp chúng ta dễ chịu. Cơ thể chúng ta cần nghỉ ngơi và giấc ngủ giúp ta làm điều đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nhận ra tất cả những nguy hiểm của việc thiếu ngủ. Nó làm giảm cảm giác cân bằng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Dù mới được thử nghiệm trên chuột nhưng nghiên cứu được công bố trong tạp chí Current Biology có thể dẫn đến ung thư vú.
10. Vai thõng xuống
Tư thế này có thể thoải mái nhưng bạn đã bao giờ xem xét những tác động tiêu cực một tư thế xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của mình hay chưa? Nó có thể làm hại quá trình tiêu hóa của bạn, gây đau đầu căng thẳng và có thể gây đau cổ do trọng lượng đầu của bạn chỉ được hỗ trợ bởi các cơ ở phía sau cổ khi bạn thõng vai xuống. Không những thế, tư thế này còn khiến bạn trở nên thiếu tự tin.
Nghiên cứu của khoa Tâm thần học, Đại học Auckland và viện Công nghệ Sinh học, Đại học Auckland, đã chỉ ra rằng một tư thế tốt có thể làm nên điều kì diệu cho tâm trạng, đó là tăng sự tự tin của bạn, đồng thời tăng khả năng đối phó với căng thẳng, vì nó cũng có thể giúp bạn giảm cảm giác sợ hãi. Đây không phải là một danh sách tuyệt vời của lý do để bạn cố gắng giữ thẳng lưng mỗi lúc ngồi hay đi, đứng hay sao?
11. Nói dối với bác sĩ về các triệu chứng bệnh
Các bác sĩ thường sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để cứu sống bạn hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn nếu bạn đang không ổn. Thật không may, họ không thể đọc được suy nghĩ nên không thể biết tất cả những gì đang diễn ra với bạn. Mặc dù có thể hiểu được rằng có những điều bạn không muốn chia sẻ với bác sĩ nhưng bạn có biết không, thói quen giấu giếm như vậy nhiều khi có thể "giết chết" bạn. Bởi bạn sẽ không biết được chi tiết nào là quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe bạn đang gặp phải.
Lần kế tiếp phải đến gặp bác sĩ, hãy hít một hơi thật sâu và trả lời các câu hỏi một cách trung thực nhất có thể, bởi vì cuối cùng, sức khỏe của bạn là vấn đề quan trọng chứ không phải sự phán đoán của bác sĩ.
Nguồn: Brightside/Ncbi