11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản

HANA,
Chia sẻ

Ngày này hàng năm, người dân Thế giới lại nhớ về trận động đất sóng thần Tohoku khiến toàn bộ đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ II. Thảm họa này đã xóa sổ nhiều thị trấn, cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 người.

Vào lúc 14h46 ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra ngoài khơi phía Đông Bắc Nhật Bản đã kéo theo cơn sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương và ảnh hưởng đến ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Đây là mức kỷ lục trong lịch sử nước này và là 1 trong 5 trận động đất mạnh nhất trong lịch sử thế giới.

Chỉ vài phút sau động đất, sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản. Ba tỉnh miền Đông Bắc và nhiều tỉnh lân cận của nước này chịu thiệt hại nặng nề với khoảng 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn (theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản).

Ngày 13/3, cơn sóng thần cũng dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tề nhất lịch sử Thế giới kể từ sau kể từ vụ nổ nhà máy Chernobyl năm 1986. Các lò phản ứng tại tỉnh Fukushima liên tiếp phát nổ khiến tổng cộng 170.000-200.000 người phải đi di tản.

Đến nay, vụ thảm họa động đất sóng thần này vẫn để lại những ký ức ám ảnh đối với người dân nước Nhật trong suốt 140 năm qua, đồng thời đẩy đất nước Mặt trời mọc vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Theo tính toán, việc xử lý rò rỉ hạt nhân sẽ phải mất từ 30 - 40 năm nữa mới có thể hoàn thành, trong khi đó tại nhiều vùng đất trong tỉnh Fukushima - một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, người ta nhìn thấy những thị trấn ma không một bóng người sinh sống. Tính đến 13/2, toàn nước Nhật vẫn còn 2.500 người mất tích, 73.349 người sống trong các nhà tạm trú, nhiều gia đình ly tán vẫn chưa thể gặp lại nhau cũng như không có cách nào trở lại quê hương.

Tuy nhiên, cũng nhờ thế mà cả Thế giới được chứng kiến tinh thần dân tộc đáng tự hào của người dân Nhật Bản. Sau 7 năm kể từ khi thảm họa động đất sóng thần Tohoku xảy ra, đường xá, nhà cửa, hệ thống cơ sở hạ tầng gần như đã được xây dựng lại hoàn chỉnh trên khắp các vùng miền đất nước. Thời điểm này cũng mở ra một phòng trào phản đối nhà máy hạt nhân từ những người dân.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 2.

Cơn sóng thần tại Miyako, Iwate với mực nước ước tính cao đến 40m, khiến cho các thị trấn dọc bờ biển hầu như bị san phẳng. Ảnh:Reuters

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 3.

Một giờ sau khi động đất xảy ra, sóng thần từ bờ biển quét vào những khu dân cư ven biển ở tỉnh Iwanuma, kéo về sân bay Sendai. Ảnh: AP

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 4.

Tại thành phố China, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại khu khai thác dầu mỏ do chịu tác động từ trận động đất kinh hoàng trước đó. Ảnh: EPA.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 5.

Một con tàu bị đánh dạt lên nóc của ngôi nhà tại thị trấn Otsuchi, tỉnh Iwate hôm 14/3.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 6.

Người dân tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát tại sân bay Sendai hôm 14/3, một ngày sau vụ động đất mạnh 8,0 độ Richter.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 7.

Một binh sĩ đang cõng cụ ông ra khỏi nơi đổ nát để đưa đến nơi trú ẩn. Ảnh: Reuters

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 8.

Bức ảnh người phụ nữ ngồi khóc trên sàn tầng 2 của một căn hộ đổ sập tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: Reuters.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 9.

Bức ảnh gây khiến cả Thế giới xúc động. Một binh Một binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ôm bé gái 4 tháng tuổi được cứu sống sau trận động đất ở thành phố Ishinomaki. Ảnh: Reuters.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 10.

Bà mẹ đang cố gắng nói chuyện với cô con gái, một trong những người bị cách ly do nghi ngờ bị nhiễm phóng xạ.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 11.

Một bức ảnh được tìm trong đống đổ nát tại thị trấn Natori hôm 14/3.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 12.

Một nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất, sóng thần tại Rikuzentakaata, quận Iwate. Ảnh: Adam Dean.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 13.

Nhiều năm sau ngày 11/03/2011, người Nhật Bản vẫn gồng mình khắc phục những hậu quả khủng khiếp mà thảm họa kép gây ra.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 14.

Hình ảnh được ghi lại vào năm 2016, thành phố Natori ở quận Miyagi là 1 trong những khu vực bị tàn phá nặng nề nhất từng bước được tái sinh.

11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 15.
11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản - Ảnh 16.

7 năm sau thảm họa, người dân Nhật Bản vẫn tổ chức những buổi diễn tập phòng khi xảy ra biến cố.

Chia sẻ