1000 ngày đầu đời vui khỏe cùng con - Kỳ 1: Mẹ yên tâm cùng con vượt qua "khoảng trống miễn dịch" với những bí quyết này

Quang Vũ,
Chia sẻ

Bước vào giai đoạn "khoảng trống miễn dịch", trẻ thường gặp tình trạng ốm vặt khiến phụ huynh lo lắng. PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa tiêu hóa BV Nhi TW, Phó trưởng bộ môn Nhi ĐH Y Hà Nội sẽ đồng hành với ba mẹ khám phá nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt và cách để cả nhà vượt qua giai đoạn này "dễ thở" hơn.

Những tác nhân gây ốm vặt ở trẻ giai đoạn "khoảng trống miễn dịch"

Giai đoạn 6-36 tháng tuổi, khi mà sự bảo hộ miễn dịch từ mẹ giảm dần, trong khi miễn dịch tự thân chưa hoàn thiện, trẻ thường bị những đợt ốm... Giai đoạn này được gọi là khoảng trống miễn dịch. 6 tháng đầu sau sinh, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh được bảo vệ phần lớn nhờ vào hệ miễn dịch nhận thụ động từ mẹ khi còn trong giai đoạn bào thai, kết hợp với các dưỡng chất từ sữa mẹ để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp trẻ khỏe mạnh hơn trong những năm tháng đầu đời.

Từ khoảng 6 đến 36 tháng tuổi, thường là khoảng thời gian mẹ quay trở lại với công việc trong khi hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa được hoàn thiện của trẻ phải làm quen với thói quen sinh hoạt và điều kiện môi trường khác lạ, điều này có thể khiến trẻ gặp một vài dấu hiệu của ốm vặt như sốt, ho, sổ mũi….

1000 ngày đầu đời vui khỏe cùng con - Kỳ 1: Mẹ yên tâm cùng con vượt qua khoảng trống miễn dịch với những bí quyết này - Ảnh 1.

Ốm vặt xảy ra thường xuyên vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ vừa khiến ba mẹ lo lắng

Trong thời gian này, nếu tình trạng ốm vặt xảy ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. Chị Mai Anh có con sắp 1 tuổi chia sẻ: "Sắp hết thời gian nghỉ thai sản, mình chuẩn bị quay trở lại với công việc bận rộn nên khó có thể chăm sóc con sát sao, cho con bú đúng cữ như trước kia. Điều này góp phần làm con ốm vặt. Dăm bữa nửa tháng, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột thì con sẽ bị sốt và thở khò khè và quấy khóc. Nhìn con bệnh mình xót lắm.".

Vượt qua giai đoạn bổ sung cũng như chuyển đổi sữa công thức có phần nhẹ nhàng hơn chị Mai Anh, nhưng chị Phi - mẹ của con 2 tuổi, lại đối diện khó khăn khi con đi nhà trẻ. "Mình tập cho con ti song song sữa mẹ với sữa công thức trước đó, nên khá nhẹ nhàng. Điều làm mình lo lắng là thi thoảng con bị cảm sốt, vừa đỡ mấy hôm thì đến nhà trẻ lại bệnh tiếp. Mình lo con không được bảo vệ trọn vẹn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài".

Trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung ương đưa lời khuyên về dưỡng chất giúp quyết định kháng thể của con trong thời kì "khoảng trống miễn dịch"

Để giúp mẹ hạn chế tối đa tình trạng ốm vặt ở trẻ, PGS. TS Việt Hà đưa lời khuyên, Giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi các bà mẹ nên tận dụng nguồn sữa mẹ tối đa. Cho con bú sớm ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ở các giai đoạn chuyển tiếp, để cơ thể trẻ có sự thích nghi, mẹ nên chuyển dịch dần dần, tránh những thay đổi đột ngột. Sau 6 tháng tuổi mặc dù sữa mẹ không còn là thành phần dinh dưỡng duy nhất cho trẻ nữa nhưng việc các bà mẹ tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng là cần thiết vì các mẹ vẫn tiếp tục bổ sung cho con các kháng thể, các chất có hoạt tính sinh học để hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ được tốt hơn. Quan trọng hơn, mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con để cung cấp các dưỡng chất hỗ trợ xây dựng nền tảng cho hệ tiêu hoá - miễn dịch của bé trong giai đoạn còn non nớt.

1000 ngày đầu đời vui khỏe cùng con - Kỳ 1: Mẹ yên tâm cùng con vượt qua khoảng trống miễn dịch với những bí quyết này - Ảnh 2.

PGS.TS Việt Hà khuyên mẹ nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá - miễn dịch còn non nớt của trẻ

Bác sĩ giải thích, trong những năm tháng đầu đời của trẻ, hệ tiêu hoá của trẻ cần được bảo vệ và chăm sóc tối ưu vì đây là cơ quan "nền" giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển toàn diện. Ngoài ra, có khoảng 70% tế bào miễn dịch tập trung ở đường ruột, vì vậy nếu trẻ có đường ruột khỏe, tiêu hoá tốt, thì cũng sẽ ít ốm vặt hơn.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào các thành phần dưỡng chất vàng cho hệ tiêu hoá - đề kháng, như prebiotics (chất xơ, HMO), probiotics (lợi khuẩn) Bifidobacterium, Lactobacillus, đạm whey giàu alpha-Lactabulmin và đặc biệt là 2 kháng thể IgG và IgA. Những thành phần này đóng vai trò khác nhau trong việc bảo vệ hệ tiêu hoá và đề kháng của trẻ, cụ thể:

Prebiotics - HMO là "thức ăn" cho probiotics - lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus, giúp lợi khuẩn phát triển mạnh trên hệ vi sinh đường ruột từ đó hình thành môi trường acid ngăn các tác nhân gây bệnh. Mẹ lưu ý, càng nhiều HMO thì càng tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa non nớt của con. Hiện nay, thị trường đã có sản phẩm sữa bột công thức chứa 6 HMO đầu tiên tại Việt Nam. 

Đạm whey giàu alpha-Lactabulmin là loại đạm quý, dễ tiêu hoá, giúp trẻ dễ dàng hấp thu để phát triển khoẻ mạnh  IgG và IgA là hai kháng thể quan trọng được sản sinh bổ sung qua sữa mẹ, giúp hình thành lớp bảo vệ bên trong và bên ngoài của bé. IgG là kháng thể chính trong máu, có khả năng liên kết mạnh mẽ với vi khuẩn và độc tố, hình thành hệ thống phòng vệ sinh học từ bên trong cho trẻ. Trong khi đó, IgA có mặt trong các chất tiết như dịch ruột, nước mũi và nước bọt để ngăn chặn vi sự xâm nhập của vi khuẩn từ chất nhầy - đây chính là lớp bảo vệ từ bên ngoài của trẻ. 

Bên cạnh việc phòng bệnh, nếu trẻ vẫn bị ốm, cha mẹ không nên quá lo lắng. Tuỳ vào tình trạng của con, cha mẹ có thể cho con đến bác sĩ thăm khám, cho trẻ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, giữ không gian sống sạch thoáng….để giúp con chóng lành bệnh.

Với sự chuẩn bị vững vàng về dinh dưỡng và phương pháp nuôi con phù hợp, cha mẹ có thể yên tâm khi cùng con khôn lớn khỏe mạnh ở những năm đầu đời nền tảng.

Optimum - dòng sữa bột trẻ em đầu tiên tại Việt Nam chứa 6 HMO (thành phần chiếm 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ) là người bạn đồng hành lý tưởng cùng mẹ hỗ trợ xây dựng tiêu hóa khỏe - đề kháng tốt cho con trong những năm tháng đầu đời. 6 HMO trong sữa Optimum gồm 2'-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL, 6'-SL và DFL, có đủ ở 3 nhóm HMO chính, đặc biệt có đủ combo 3-FL và DFL. Bổ sung đồng thời các HMO này góp phần tạo ra sự tương hỗ và cộng hưởng, từ đó hỗ trợ giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột. HMO được phân thành 3 nhóm chính:: Nhóm Non-fucosylated HMOs (LNT) có ưu thế giúp hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn; Nhóm Fucosylated HMOs (2'-FL, DFL, 3-FL) có ưu thế hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa; Nhóm Sialylated HMOs (3'-SL, 6'-SL) có ưu thể tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện chức năng não bộ .

1000 ngày đầu đời vui khỏe cùng con - Kỳ 1: Mẹ yên tâm cùng con vượt qua khoảng trống miễn dịch với những bí quyết này - Ảnh 3.

Lần đầu tiên Việt Nam có sữa 6 HMO chuyên hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng

Ngoài ra, sữa Optimum cũng được xem là giải pháp tối ưu hỗ trợ cho sức khỏe hệ tiêu hoá, miễn dịch của trẻ khi chứa đạm Whey giàu alpha-Lactalbumin - loại đạm dễ tiêu hóa với hàm lượng từ 2,2g/l (hàm lượng này trong sữa mẹ là 2-3 g/l), 2 tỷ lợi khuẩn (trong 100g bột) BB-12™ và LGG™, cùng chất xơ hòa tan FOS/GOS, khi phối hợp với 6 HMO sẽ tạo nên nền tảng khoẻ mạnh cho sức khỏe hệ tiêu hoá - miễn dịch của trẻ. Optimum với hai dòng sản phẩm là Sản phẩm dinh dưỡng - Optimum Gold 4 (chuyên hỗ trợ tiêu hóa) và Sản phẩm dinh dưỡng - Optimum Colos 3 (chuyên hỗ trợ đề kháng) sẽ là giải pháp để mẹ giúp con cân đối hệ vi sinh đường ruột hỗ trợ cho hệ tiêu hóa khỏe và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch - những nhân tố quan trọng giúp trẻ vượt qua giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" một cách nhẹ nhàng.

Tìm hiểu thêm về Optimum tại đây

Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Địa chỉ: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Optimum - giải pháp lấy cảm hứng từ các dưỡng chất tìm thấy trong sữa mẹ, đồng hành cùng mẹ bảo vệ hệ tiêu hoá - miễn dịch của con trong những năm đầu đời.

Chia sẻ