10 đồ vật bạn hay sử dụng nhưng vô tình khiến căn nhà luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên

Nhật Anh,
Chia sẻ

Có rất nhiều cách vệ sinh sạch sẽ căn nhà. Tuy nhiên, những thói quen xấu của các thành viên trong gia đình có thể chính là nguyên nhân tăng thêm lượng bụi cho không gian sống mà bạn vô tình không biết.

Nhiều chuyên gia nội thất đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, 60% lượng bụi của ngôi nhà do bạn mang từ đường phố về thông qua những đôi giày, qua cửa sổ và cửa ra vào.

Còn lại 40% bụi đến từ đâu, chắc chắn sẽ là quần áo, đồ đạc, thảm và những vật dụng khác. Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm chính xác những thói quen ảnh hưởng đến việc tăng lượng bụi trong nhà để làm sạch triệt để mang đến cuộc sống dễ chịu và thoải mái hơn.

1. Máy làm ẩm không khí

Mạt bụi không chỉ sống trong bụi mà chúng còn tích cực "sản xuất" gây nên dị ứng cho da và gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy khó chịu, những vi sinh vật này thích độ ẩm.

Đó là lý do tại sao một ngôi nhà có máy làm ẩm không khí là thiên đường cho chúng phát triển. Để không biến ngôi nhà thành khu nghỉ dưỡng trọn gói cho mạt bụi, tốt hơn hết không nên chuyển thiết bị sang chế độ toàn diện mà hay giữ độ ẩm ở mức 40 – 50%.

Đặc biệt lưu ý, máy tạo ẩm bằng sóng siêu âm và cơ học tự tạo ra bụi. Khi nước bay hơi, các khoáng chất hòa tan trong nó biến thành bụi trắng. Nó bao phủ đồ đạc và các bề mặt khác bằng lớp mỏng trong phòng nơi thiết bị đang hoạt động.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 1.

2. Quần áo giặt bằng nước xả vải

Các loại vải đều bao gồm sợi vụn theo thời gian và biến thành bụi. Nếu các phần tử của sản phẩm nằm trên sợi, quá trình này khiến bụi càng nhiều hơn. Nước xả vải thẩm thấu vào các sợi vải và nhanh chóng tăng thêm lượng bụi vải khi giặt và phơi.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 2.

3. Cây trong nhà

Trồng cây trong nhà có tác dụng làm sạch không khí và giảm thiểu bụi bẩn. Tuy nhiên, chúng không hấp thụ các hạt lớn và tự trở nên bẩn theo thời gian. Bụi tích tụ làm giảm các đặc tính lọc của thực vật và ngăn cản quá trình quang hợp thông thường. Lượng diệp lục trong lá giảm xuống khiến cây không còn tác dụng làm sạch không khí. Vì thế cây trồng nên được làm sạch định kỳ.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 3.

4. Giấy tờ và thùng giấy

Các loại giấy tờ có thể tạo ra bụi, đó là lý do tại sao cần lau giá sách thường xuyên. Nguồn bụi giấy từ báo, tạp chí cũ, hộp đựng giày… cũng có thể khiến căn nhà trở nên bụi bặm hơn.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 4.

5. Giường ngủ

Một chiếc giường ấm áp là môi trường hoàn hảo cho mạt bụi. Nếu có thể, bạn nên thay gối, chăn, đệm làm từ lông vũ tự nhiên bằng các sản phẩm có chất độn tổng hợp.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 5.

6. Tivi đặt trên nhà bếp

Các thiết bị điện tử đều hút bụi. Vì thế, tivi đặt trên tủ lạnh trở thành tổ hợp bụi thực sự. Hãy dọn sạch và hút bụi thường xuyên để tránh tình trạng này.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 6.

7. Những tấm thảm trong phòng

Thảm luôn là môi trường sống lý tưởng cho bụi ẩn nấp. Thảm hút bụi một cách tích cực. Vì thế, hãy hút bụi thường xuyên khi dùng thảm, làm sạch định kỳ và có thể nên hạn chế dùng thảm trong phòng ngủ.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 7.

8. Tủ đồ đựng áo khoác

Áo khoác cất giữ sâu trong tủ có thể tích bụi từ trong không khí và phân tán các sợi xung quanh chúng ta. Nên cất giữ quần áo vào các túi kín thay vì treo trong tủ đồ.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 8.

9. Rèm có các thanh

Rèm hay mành cửa sử dụng từng thanh nhỏ sẽ khiến bụi bay vào nhà nhanh hơn, đọng lại nhiều hơn trong các tấm chắn này. Hãy sử dụng loại rèm dễ làm sạch, dễ hút bụi hơn so với rèm có thanh như vậy.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 9.

10. Nội thất bọc nệm

Đồ nội thất bọc nệm chính là nơi hút bụi khá nhiều. Các chuyên gia khuyên nên lựa chọn sản phẩm làm từ gỗ, nhựa hoặc da. Càng ít sử dụng đồ bọc vải càng tốt. Hàng dệt may luôn tích tụ bụi và tạo ra bụi bẩn. Nếu yêu thích nội thất bọc vải, nên hút bụi và vệ sinh thường xuyên hoặc mua thêm các tấm phủ chống bụi.

Những thói quen vô tình khiến căn nhà của bạn luôn bụi bặm dù vệ sinh thường xuyên - Ảnh 10.

Theo Brightside

Chia sẻ