10 cách dàn xếp mẫu thuẫn tài chính trong gia đình
Anh Hiển cho biết, “ngủ lang” chẳng sướng chút nào, đấy chỉ là do “cực chẳng đã”. Anh chẳng muốn bỏ đi nhưng không đi thì không chịu được.
Làm thế nào để tránh xung đột trong chuyện này?
1. Trung thực về cách chi tiêu
Thông thường trong một gia đình, giữa hai vợ chồng sẽ có một người chuyên kiếm tiền và một người chuyên phụ trách chi tiêu trong gia đình. Vì vậy điều quan trọng, là người phụ nữ giữ tay hòm chìa khóa, bạn cần trung thực về cách chi tiêu và thường xuyên có những cuộc trò chuyện cởi mở về giá trị cốt lõi của tiền bạc.
Ở độ tuổi 30, phụ nữ thường nghĩ đến tiết kiệm tiền để dành cho lúc về hưu về già. Trong khi đó, nam giới lại thích dành tiền cho một kỳ nghỉ hàng năm.
2. Cùng nhau vạch rõ thu chi
3. Chia sẻ trách nhiệm
4. Đặt giới hạn
Dĩ nhiên bạn không cần luôn phải hỏi xin vợ/chồng khi muốn mua một tách cà phê. Nhưng bạn cũng cần có giới hạn trong việc chi tiêu để phù hợp với ngân sách của gia đình mình. Ví dụ, bạn không thể hoang phí chi một khoản tiền lớn để mua sắm một vật dụng nào đó không cần thiết trong khi hai vợ chồng đang cố gắng trang trải trả nợ nần.
5. Nói chuyện về tiền bạc
Thay vì tranh cãi dai dẳng hàng ngày chỉ mỗi vấn đề tiền bạc thì bạn hãy thiết lập một thời gian cố định vào một ngày nào đó trong tuần. Trong buổi nói chuyện hàng tuần này bạn có thể nói bất kỳ những vấn đề nào liên quan đến tiền bạc cũng như các kế hoạch, phương pháp giải quyết.
6. Tự động hóa
Một trong những cách tốt nhất để dàn xếp mâu thuẫn tài chính trong gia đình đó là thanh toán tự động hóa càng nhiều hóa đơn càng tốt. Khi quá trình tự động hóa được hoàn thiện, bạn sẽ không phải gào lên cãi nhau vì mất nước, mất điện… do không thanh toán tiền nước, tiền điện… bởi lẽ các khoản này đã bị trừ ngay vào tài khoản ngân hàng của bạn hàng tháng vào ngày thu tiền điện, tiền nước…
7. Thanh toán hết nợ nần
Nợ nần luôn là một gánh nặng lớn. Khi bạn có nợ, bạn phải luôn nhớ một phần trong quỹ gia đình luôn luôn có khoản để dành trả nợ. Nếu bạn nợ quá nhiều thì gia đình bạn cần có kế hoạch chi tiêu và kiếm tiền rõ ràng để cùng nhau thực hiện thanh toán hết nợ cho đúng kỳ hạn.
8. Thư giãn
Nhiều cặp vợ chồng cãi nhau vì tiêu hoang trong một dịp nào đó, ví dụ như kỳ nghỉ cuối tuần. Tránh tình trạng này, các bạn hãy chuẩn bị trước một khoản tiền để dành chi cho việc thư giãn, cho kế hoạch nghỉ ngơi cuối tuần hoặc cho một kỳ nghỉ trong năm để không bị phá vỡ ngân sách do không đủ tiền.
9. Tìm hướng giải quyết tốt nhất
Với các vấn đề về tiền bạc, nóng nảy chính là điều làm tan nát mọi thứ vì khi nóng nảy người ta hay phát ngôn ra những lời nói về sau nghĩ lại mới thấy ân hận. Vì vậy, điều cần thiết khi gia đình có mâu thuẫn về tiền bạc đó là tập trung tìm giải pháp tốt nhất chứ không nên đổ lỗi hoặc lớn tiếng với nhau. Trong những lúc “nước sôi lửa bỏng” cả hai đều cần giữ bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề cho xác đáng.
10. Nhờ sự giúp đỡ của người ngoài
Nếu bạn thấy cuối tháng nào cũng túng thiếu, tiền kiếm ra không đủ chi tiêu cho gia đình mình một tháng, hãy hỏi một chuyên gia tài chính hoặc một người nào đó có kinh nghiệm để nhận sự tư vấn. Người ngoài sẽ có cách nhìn khách quan hơn và chắc chắn sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên bổ ích giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn trong khoản thu nhập của gia đình mình.
Đừng để vấn đề tiền bạc trở thành mâu thuẫn xung đột trong gia đình bạn. Với những cách trên, bạn sẽ đẩy lùi được mâu thuẫn ngay cả khi nó chưa được hình thành.