10 biện pháp đối phó với chứng buồn nôn khi thai nghén
10 cách sau đây sẽ giúp các bà bầu đối phó với chứng buồn nôn khó chịu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong 4 tháng đầu tiên.
Trong 3 - 4 tháng đầu mang thai, hiện tượng buồn nôn là rất phổ biến. Tuy nhiên, độ nặng nhẹ ra sao còn tuỳ thuộc vào mỗi người. 10 cách sau đây sẽ giúp các bà mẹ tương lai đối phó với chứng buồn nôn khó chịu!
1. Bình tĩnh
Buổi sáng, vừa ngủ dậy mà bạn đã stress vì những lí do không đâu hay chạy như con thoi vì sợ muộn giờ,… thì nguy cơ ói mửa sẽ tăng “vùn vụt”. Hơn nữa, stress của mẹ sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới thai nhi!
1. Bình tĩnh
Buổi sáng, vừa ngủ dậy mà bạn đã stress vì những lí do không đâu hay chạy như con thoi vì sợ muộn giờ,… thì nguy cơ ói mửa sẽ tăng “vùn vụt”. Hơn nữa, stress của mẹ sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới thai nhi!
Vì thế, hãy hết sức bình tĩnh trong mọi trường hợp. Khi thức dậy, hãy ngồi dậy từ từ rồi sau đó nhẹ nhàng rời khỏi giường nếu muốn, tuyệt đối không được ngồi “phắt” dậy khi đang “bầu bí”!
2. Ăn nhẹ và thường xuyên
Một cái bụng thường xuyên rỗng không bao giờ là phương án tốt khi bạn đang mang thai.
Các bà mẹ tương lai hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ví dụ như sau: một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, một bữa ăn nhẹ vào tầm 11 giờ trưa, bữa trưa, bữa chiều và bữa tối, nếu thấy cần, bạn đừng ngại bổ sung thêm một bữa ăn nhẹ nữa trước khi đi ngủ.
Chiếc bụng rỗng là một trong số những nhân tố làm bạn dễ cảm thấy buồn nôn hơn đấy.
3. Hoạt động thể chất
Nếu bạn cứ suốt ngày nằm lười biếng trên giường thì nguy cơ ói mửa của bạn sẽ tăng lên gấp bội.
Hãy chọn cho mình một bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp và thường xuyên tập luyện để quên đi cảm giác buồn nôn nhé!
4. Tránh xa các thức ăn có mùi vị quá mạnh
Khi mang thai, hãy tạm thời quên đi những món ăn hấp dẫn như pho mát, các loại sốt chứa nhiều gia vị và thực phẩm ngoại lai…
5. Chia sẻ công việc với “đức lang quân”
Khi làm các công việc nội trợ, nguy cơ nôn mửa của bạn càng cao. Vì thế, hãy chia sẻ công việc gia đình cho các ông bố tương lai! Việc làm này sẽ khiến cánh mày râu có cơ hội chăm sóc và hiểu hơn về “một nửa” của mình.
6. Ưu tiên tinh bột
Bột nhào, gạo, mì, các loại ngũ cốc… cung cấp năng lượng mà không gay bất kì một tác động nào tới cơ thể làm bạn buồn nôn.
7. Canh, nước dùng – lựa chọn thông minh!
Bạn nên chọn cả súp nữa, đặc biệt là các loại súp từ rau củ, chúng làm bạn nhanh no và không còn cảm thấy buồn nôn.
8. Không chữa trị bằng các bài thuốc dân gian
Bạn không nên dùng thuốc sắc, thuốc hãm, các loại thực phẩm hay ngay cả các bài thuốc dân gian “truyền miệng” … được chỉ định là chống nôn mửa nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
9. Tránh xa khói thuốc lá
Khói thuốc lá không chỉ khiến bạn buồn nôn mà còn rất độc hại đối với thai nhi. Hãy tránh xa khói thuốc nhé!
10. Ấn nút “pause” với cà phê
Trong thời kì mang thai, bạn nên tránh xa caféine, đặc biệt, không nên uống cà phê nóng. Kinh nghiệm từ các bà mẹ đã mang thai, bạn nên chọn đồ uống có ga để hạn chế triệu chứng buồn nồn.
Cuối cùng, nếu chứng buồn nôn trong thai kì thật sự là điều bất lợi hay bạn có thai đã đến tháng thứ 4 mà hiện tượng này vẫn chưa chấm dứt thì đừng do dự, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có những chỉ dẫn đúng đắn!
Lê Thu Huyền (Theo doctissimo)