Xuất hiện một trong những dấu hiệu này, bạn có thể đã mắc sốt xuất huyết

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 12/8, trên toàn TP đã ghi nhận gần 14.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 ca tử vong. Các chuyên gia nhận định, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng theo từng ngày

Tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa - chuyên khoa truyền nhiễm của thành phố, mỗi ngày, bệnh viện tiếp đón gần 500 bệnh nhân nghi SXH đến khám, trong đó khoảng 20% trường hợp phải nhập viện. Hiện tại 75% bệnh nhân nội trú đang điều trị tại viện là bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Tương tự, Bệnh viện Thanh Nhàn mỗi ngày bệnh viện này khám và điều trị cho hơn 500 bệnh nhân sốt xuất huyết. Đặc biệt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, trong số hơn 2.000 bệnh nhân nhập viện điều trị SXH tuần qua có đến 80,7% là người dân Hà Nội.

Xuất hiện một trong những dấu hiệu này, bạn có thể mắc sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đống Đa khám bệnh nhân sốt xuất huyết (Ảnh: Minh Tuyết).

Để nhận dạng loại sốt xuất huyết này, theo Thạc sĩ Thẩm Ngọc Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì cho biết, cần nhận biết biểu hiện khi có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết. Đó là người sốt cao, thân thể mỏi mệt, xương khớp mỏi, huyết áp không ổn định lên xuống, đầu ngón tay chân lạnh…

Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết theo từng thể trạng

Sốt xuất huyết có 3 thể trạng:

Thể trạng 1: Bình thường, người mỏi mệt, đau xương khớp…

Thể trạng 2: Huyết áp hạ, đầu ngón chân tay lạnh, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng (không chữa trị).

Thể trạng 3: Nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh; người bệnh tụt huyết áp mạnh thở, không bình thường, huyết cầu hạ…

Về điều trị: Khi có biểu hiện sốt xuất huyết, người bệnh cần đến cơ sở khám chữa bệnh ngay (gần nhà), như Trạm Y tế (phường, xã), không nên tự điều trị, tự uống thuốc… Hiện chưa có vaccine đặc trị sốt xuất huyết. Người mắc sốt xuất huyết cần uống thuốc theo chỉ dẫn đơn của bác sĩ kê, các loại thuốc sử dụng theo phác đồ y tế, bao gồm: Thuốc Paracetamol, truyền dịch, xét nghiệm máu… Việc điều trị cần theo dõi sát diễn biến của người mắc sốt xuất huyết, xác định cấp độ thể trạng để bác sĩ đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

Thực tế, nhiều người mắc sốt xuất huyết được điều trị khỏi, Thạc sĩ Thẩm Ngọc Trung thông tin sở dĩ dịch SXH vẫn phát triển lan rộng là do muỗi. Sự phát triển của muỗi rất nhanh. 1 con muỗi cái trong 1 tháng sinh trưởng 4 lần (7 ngày/lần). Muỗi cái đốt người (hút máu), truyền theo virus sốt xuất huyết…

Xuất hiện một trong những dấu hiệu này, bạn có thể mắc sốt xuất huyết - Ảnh 2.

Hà Nội phun hóa chất diệt muỗi (Ảnh: MT)

Những phương pháp phòng chống muỗi sốt xuất huyết

Theo Thạc sỹ Thẩm Ngọc Trung khuyến cáo, một trong biện phát phòng ngừa tốt nhất và hiệu quả, là: Diệt muỗi và bọ gậy, các gia đình cần kiểm tra tất cả những vật dụng chứa nước gia đình như: Thùng, chậu, xô, chum, vại; cần tổng vệ sinh và loại bỏ nhưng vật dụng quanh khu vực ở, như: Chai lọ vỡ, hỏng; lốp xe máy, xe đạp hỏng bỏ đi…, đều thu gom vứt bỏ. Cùng với đó, thả cá cảnh các loại để diệt bỏ gậy (nếu có) tại các bể cá, tiểu cảnh chứa nước. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt mọi người cần có những giải pháp tự mình phòng chống muỗi đốt như khi ngủ nên mắc màn, quần áo giặt sạch phơi khô; hạn chế để mình trần. Đặc biệt chú buổi sang và gần chiều tối thời gian muỗi SXH hay đốt truyền bệnh.

Theo ThS.BS Đinh Doãn Thạch (Bệnh viện da liễu Hà Nội), để phòng bệnh cho trẻ, các mẹ nên cẩn thận khi mua các loại kem chống muỗi được quảng cáo ở ngoài. Các sản phẩm chống muỗi đốt hiện nay đa dạng từ dạng kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt... Những trường hợp viêm da cơ địa (cả trẻ em và người lớn) có làn da mẫn cảm nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm chống muỗi.

Với những trường hợp trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên tránh dùng kem chống muỗi bôi trực tiếp lên da cho trẻ, bởi da trẻ giai đoạn nay rất mỏng và nhạy cảm dễ bị dị ứng. Thay vào đó các mẹ dùng B1 ngâm với nước sạch, lượng dùng tùy theo từng gia đình. Sau khi B1 tan trong nước, lấy dung dịch bôi lên các vùng da hở ở chân, tay, cổ… Với trẻ lớn, các mẹ có thể đựng nước ngâm B1 vào chai cho trẻ mang theo đi học để xoa phòng chống muỗi đốt rất hiệu quả. Ví dụ: 0,5 lít nước sạch sẽ ngâm khoảng 20-30 viên B1; 1 lít nước ngâm 50 viên. Đặc điểm của B1 an toàn, lành tính không độc hại đối với da đặc biệt tốt cho da trẻ nhỏ.

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng dầu gió với lượng vừa phải bôi lên quần áo của trẻ để muỗi không đậu vào. Dùng dầu gió bôi lên các đầu cánh quạt để khi quạt dầu gió tỏa ra biện pháp tránh muỗi đốt.

Với tinh dầu chống muỗi chiết xuất từ thiên nhiên gồm: cây sả, chanh, bạc hà, oải hương, hương thảo, vỏ cam, vỏ quýt, quế... hiện nay rất nhiều. Nhưng để an toàn hay không chúng ta nên tìm mua ở những cơ sở được Bộ Y tế cấp phép. Với những mặt hàng trôi nổi không nên sử dụng vì không an toàn bởi các loại tinh dầu dễ lẫn nhiều tạp chất khác.

Chia sẻ