Uống nước dừa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu thuộc 6 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên “nhịn miệng”
Không phải đối tượng nào uống nước dừa cũng tốt, đặc biệt là 6 nhóm người dưới đây thì càng nên tránh.
Nước dừa là một trong những loại nước giải nhiệt tự nhiên được rất nhiều người yêu thích. Chúng ta đều biết rằng việc uống nước dừa thường xuyên sẽ đem lại nhiều giá trị tích cực cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai uống loại nước này cũng tốt mà thậm chí còn phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ.
Giá trị dinh dưỡng của nước dừa
- Cải thiện sức đề kháng: Dừa chứa đường, chất béo, protein, vitamin B, vitamin C và các nguyên tố vi lượng kali, magiê… giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất và cải thiện sức đề kháng.
- Bù nước cho cơ thể: Nước dừa là loại nước giải khát tự nhiên không chứa chất béo, có thể dùng làm nước điện giải trong những trường hợp bị mất nước.
- Tốt cho tim mạch: Vì nước dừa có chứa kali và axit lauric cao nên nó rất hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao. Ngoài ra, loại nước này có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol và là một thứ nước tuyệt vời để điều trị và duy trì sức khỏe tim mạch.
- Giảm vấn đề về tiết niệu: Những người bị tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu cần uống nước dừa 2 lần/ngày để giảm triệu chứng bệnh.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Nước dừa có chứa một lượng axit lauric, chúng chuyển đổi thành monolaurin khi đi vào cơ thể giúp kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng... Những người bị táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống nước dừa ngày 2 lần (mỗi lần một cốc).
- Ngăn ngừa sỏi thận: Uống nước dừa thường xuyên giúp tan sỏi thận và làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể.
- Làm đẹp trẻ hóa: Nước dừa chứa đường, chất béo, protein, hormone tăng trưởng, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu. Nó cũng góp phần giữ ẩm cho da và có tác dụng làm đẹp.
Dù nước dừa rất bổ dưỡng nhưng 6 nhóm người dưới đây không nên uống:
- Người có thể tạng thuộc âm: Những người có thể trạng thuộc âm sẽ có dấu hiệu tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, bắp thịt mềm nhão, chậm chạp… thì không nên uống nước dừa.
- Người bị thận yếu: Những người hay tiểu đêm, thận yếu không nên uống quá nhiều nước dừa vì dễ lợi tiểu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là giảm chất lượng giấc ngủ.
- Người đang bị cảm lạnh, hen suyễn: Đang có cảm giác ớn lạnh, dễ đau đầu kèm theo nghẹt mũi và các triệu chứng khác của cảm lạnh thì không nên uống nước dừa vì dừa có tính mát, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
- Người đang bị đau bụng kinh: Những người này không nên uống nước dừa vì trong kỳ kinh nguyệt, tử cung phụ nữ cần cảm giác ấm áp để giảm bớt sự khó chịu, trong khi đó nước dừa lại đem lại về giác mát lạnh, không phù hợp để uống trong thời điểm này.
- 3 tháng đầu thai kỳ: Theo y học Trung Quốc, tử cung của người mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải duy trì sự ấm áp để phát triển phôi thai. Do đó cần tránh dùng nước dừa kẻo ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể uống nước dừa khi thai nhi ổn định nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh: Dừa xiêm tính âm, có tác dụng làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Nếu người bệnh trĩ và huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp… thì cần tránh uống nước dừa vì tình trạng sức khỏe sẽ bị suy giảm.
Lưu ý cần nhớ khi uống nước dừa:
- Dù không thuộc những nhóm người trên, bạn cũng chỉ nên uống 3-4 trái/tuần, không nên uống liên tục trong nhiều ngày.
- Tránh uống nước dừa vào buổi tối để tránh đầy bụng, mất ngủ do lợi tiểu.
- Uống nước dừa không nên pha thêm đường, đá và các hóa chất khác.
- Khi vừa đi nắng về cần tránh uống nước dừa vì có thể bị say, các triệu chứng là đầy bụng, sốt cao, ớn lạnh…
- Tránh uống nước dừa khi thi đấu thể thao vì sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh.