Tỷ phú Charlie Munger: 3 ĐIỀU người giàu coi trọng nhưng người nghèo hờ hững bỏ qua
Ông Charlie Munger được coi là "cánh tay phải" của tỷ phú Warren Buffett.
Ông Charlie Munger được biết tới là Phó chủ tịch của công ty đầu tư Berkshire Hathaway và thường được biết đến "phó tướng", "cánh tay phải" của tỷ phú Warren Buffett. Cũng giống như người cộng sự lâu năm của mình, ông Munger thường đưa ra lời khuyên về kinh doanh cũng như về cuộc sống vô cùng thấm thía.
Ông Munger có trí tuệ hơn người. Ông từng tóm tắt 3 điều quan trọng mà người giàu có coi trọng nhưng người nghèo lại thờ ơ.
1. Người giàu chú ý đến khả năng bản thân
Tỷ phú Charlie Munger có một câu nói kinh điển: "Cách tốt nhất để có được thứ gì đó là khiến bản thân xứng đáng với nó".
Đằng sau điều này là nhận thức về sự phù hợp của cuộc sống, chỉ cần ai kiên quyết thực hiện người đó chắc chắn sẽ thành công. Nhưng đáng tiếc là nhiều người bỏ qua điều này.
Nếu một học sinh trung học dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu về đầu tư, cuộc sống của cậu ấy rất có thể sẽ không tốt. Bởi nhiệm vụ của học sinh trung học là tập trung học tập. Nếu việc học bị trì hoãn, một đòn kép sẽ trực tiếp phá hủy niềm tin, khiến cậu suy sụp hoàn toàn và không muốn làm gì cả. Đây là dấu chấm hết cho việc không chú ý đến việc kết hợp cuộc sống, làm những việc hoàn toàn không phù hợp với khả năng.
Một anh chàng nọ chưa bao giờ có thói quen đọc sách, gần đây anh ta cảm thấy có hứng thú. Ban đầu chỉ định đọc 10 trang sách mỗi ngày trong nửa giờ. Dần dần anh ta nâng số lượng trang sách và thời gian đọc. Chẳng mấy chốc, anh trở thành người học rộng hiểu cao, kiến thức uyên thâm.
Những gì anh ấy làm đều nằm trong khả năng và có thể được thực hiện. Đây là một trạng thái phù hợp với cuộc sống. Đây là phản hồi tích cực và sẽ kích hoạt tâm lý. Khi có đủ tự tin, anh ấy sẽ từ từ mở rộng phạm vi năng lực, làm nhiều việc hơn để hoàn thiện bản thân, hình thành chu kỳ phát triển tích cực!
Đó là do tại sao nhận thức về sự phù hợp trong cuộc sống có thể giúp ích chúng ta. Vì nó sẽ khiến mọi thứ sắp trải qua nằm trong tầm kiểm soát và có thể dễ dàng làm tốt mọi việc, tiếp tục hình thành những phản hồi tích cực. Điều này giúp chúng ta không chỉ phát triển mà còn ngày càng tự tin hơn!
Vì thế, bạn cần sắp xếp lại tất cả những việc đã và sắp làm, gạch bỏ những việc hoàn toàn không phù hợp với khả năng và tập trung thực hiện.
2. Người giàu coi trọng việc quản lý kỳ vọng
Tỷ phú Munger là một người có ít kỳ vọng, làm được nhiều việc quan trọng nhưng chưa bao giờ đặt quá nhiều kỳ vọng. Đây thực chất là biểu hiện của việc quản lý kỳ vọng, giúp ông trở nên thành công.
Nhiều người hoàn toàn không có ý thức quản lý kỳ vọng. Họ chẳng có mong đợi vào điều gì, đương nhiên thường rơi vào thất vọng. Cùng một việc, những kỳ vọng khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau!
Chẳng hạn như trong một kỳ thi với tổng điểm tối đa là 100 điểm, bạn chỉ nhận được 70 điểm. Ngay từ đầu, nếu bạn hy vọng mình đạt 90 điểm thì điểm 70 sẽ khiến bạn phiền lòng, thất vọng. Thậm chí trong vài tuần sau, trạng thái cảm xúc của bạn không tốt và hiệu quả học tập giảm sút.
Nhưng nếu bạn đặt mục tiêu phù hợp với năng lực, cho rằng mình có thể đạt 60 thì khi đạt 70 điểm, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ. Trạng thái hạnh phúc này kéo dài tới nhiều ngày sau đó. Nếu đặt kỳ vọng quá cao có thể sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái thất vọng.
Suy rộng ra, nguyên nhân khiến bạn không thể kiếm tiền và luôn đối mặt với thất bại không hẳn nằm ở khả năng mà có thể là bạn không kiểm soát được kỳ vọng của mình, khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Đối với những người có cuộc sống nghèo khó, cốt lõi của việc quản lý kỳ vọng là: Không kỳ vọng. Nghĩa là hãy cố gắng không kỳ vọng vào bất cứ điều gì, đừng kỳ vọng vào kết quả của bản thân và có thể giải quyết nó một cách bình tĩnh khi xảy ra vấn đề. Cũng đừng kỳ vọng nhiều vào bạn đời để bản thân luôn ở trong trạng thái vui vẻ, tích cực nhất.
Sau khi tâm lý ổn định, bạn có thể dần dần nâng kỳ vọng nhưng không nên quá cao. Mục đích của việc này là để tiếp tục xây dựng tâm lý tích cực.
3. Người giàu coi trọng giáo dục suốt đời
Tỷ phú Charlie Munger và tỷ phú Warren Buffett có chung một biệt danh rất thú vị là "Tủ sách di động". Hai vị tỷ phú này đều dành phần lớn thời gian của mình để đọc sách và báo.
Nhiều người giàu có, địa vị cao rất thích đọc sách. Ngược lại, việc đọc sách không phải là thứ hấp dẫn người thu nhập thấp. Theo quan điểm của họ, đọc sách rất nhàm chán, thà chơi điện tử, xem phim, nghe nhạc còn thú vị hơn.
Việc đọc có ích lợi gì? Tại sao nhiều người giàu thích đọc sách đến vậy, có phải họ không có việc gì làm?
Hành động đọc sách cũng giống như việc ăn uống, thật khó để nói những lợi ích cụ thể mà bữa ăn hàng ngày mang lại. Nhưng bữa ăn đó phải hấp thụ và cung cấp năng lượng cho mỗi người. Việc đọc cũng vậy, khi bạn đọc, kiến thức sẽ trở thành chất dinh dưỡng, làm phong phú tâm trí, mở rộng tầm nhìn và cải thiện nhận thức.
Trình độ nhận thức quyết định một người có thể có bao nhiêu của cải. Trình độ nhận thức càng cao thì người đó càng có nhiều của cải.
Cuộc sống giống như một mê cung, càng đi đến cuối thì càng có được nhiều thứ quý giá. Người chăm đọc sách sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ những người đã đi trước truyền tải lại qua những trang sách, cũng giống như việc vượt qua mê cung vậy.
Đọc sách thực chất là trải nghiệm đi trong mê cung được tóm tắt bởi một số người đã bước ra khỏi mê cung. Nếu hiểu và biết cách áp dụng những trải nghiệm này cho bản thân sẽ rất nhanh phát triển. Điểm mấu chốt là những trải nghiệm này không hề có giá cao ngất ngưởng mà có thể mua được rất rẻ!
Vậy làm thế nào để người bình thường nhanh chóng phát triển thói quen đọc sách? Rất đơn giản, từ nay trở đi, mỗi ngày bạn hãy đọc 5-10 trang sách. Điều này không khó khăn với bất cứ ai. Nếu kéo dài trong một tháng, thói quen của bạn cơ bản sẽ được hình thành và sau đó bạn có thể tăng số lượng trang sách.