Top 7 câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời trước khi "nhảy" việc

Quang Vũ,
Chia sẻ

Trong thế giới đầy cơ hội và nhịp độ nhanh như ngày nay, "nhảy" việc ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi đang tìm kiếm sự phát triển, mức lương cao hơn hoặc văn hóa làm việc lành mạnh hơn.

Mặc dù đây là động thái hoàn toàn đúng đắn nhưng "nhảy" việc liên tục mà không cân nhắc kỹ lưỡng có thể gây tổn hại đến triển vọng nghề nghiệp lâu dài của bạn.

Trước khi quyết định tìm việc làm mới, hãy dừng lại và tự hỏi bản thân những câu hỏi quan trọng này. Chúng có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và tự tin hơn.

Top 7 câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời trước khi nhảy việc - Ảnh 1.

Tại sao tôi muốn nghỉ việc hiện tại?

Hãy bắt đầu với điều cơ bản nhất: Điều gì khiến bạn muốn nghỉ việc? Lúc này, bạn cần trung thực với chính mình. Có phải là khối lượng công việc quá nhiều, thiếu sự phát triển, quản lý kém, môi trường độc hại, thiếu cơ hội thăng tiến hay đơn giản chỉ là chán nản? Hiểu chính xác lý do sẽ giúp bạn biết được liệu công việc mới có thực sự là giải pháp hay không hoặc bạn cần một các tiếp cận khác như nói chuyện với quản lý, cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Tôi đã dành đủ thời gian cho công việc này chưa?

Nếu chưa đến một năm, hãy cẩn thận. Mặc dù đôi khi nghỉ việc sớm là cần thiết (đặc biệt là trong môi trường độc hại) nhưng nghỉ việc trong ngắn hạn thường xuyên có thể làm dấy lên mối lo ngại về độ tin cậy hoặc khả năng thích ứng của bạn. Ở lại ít nhất 18–24 tháng để xây dựng kỹ năng và chứng minh tác động có thể là yếu tố quan trọng cho CV và sự phát triển cá nhân của bạn trong tương lai.

Tôi đã phát huy tối đa vai trò hiện tại của mình chưa?

Top 7 câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời trước khi nhảy việc - Ảnh 2.

Trước khi "nhảy" việc, hãy tự hỏi bản thân xem bạn đã khám phá mọi con đường để phát triển trong công việc hiện tại chưa. Bạn đã trao đổi với quản lý của mình về các cơ hội phát triển hoặc tham gia các khóa học cải thiện kỹ năng hoặc hỏi về các chương trình thăng chức chưa? Đôi khi, chúng ta cho rằng "cỏ ở nơi khác xanh hơn" mà không khám phá những gì đang có trong "sân nhà mình". Hãy nói chuyện với người quản lý và bộ phận nhân sự. Nếu công ty coi trọng bạn, họ sẽ sẵn sàng đầu tư vào sự phát triển của bạn.

Tôi đã chuẩn bị tài chính cho quá trình chuyển đổi chưa?

Đôi khi, thay đổi công việc đi kèm với khoảng cách về lương, chi phí chuyển chỗ ở hoặc thời gian thử việc. Ngay cả khi bạn chuyển đến nơi có mức lương cao hơn, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị tài chính trong trường hợp mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Việc có một khoản dự phòng hoặc quỹ khẩn cấp có thể giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn và mang lại cho bạn sự an tâm.

Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng thế nào đến mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của tôi?

Thật dễ dàng để bị cuốn vào sự hấp dẫn của một chức danh công việc mới hoặc mức lương cao hơn. Nhưng liệu bước đi tiếp theo này có đưa bạn tiến lên không? Chẳng hạn như Liệu vai trò này có giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu mà bạn mong muốn trong 3–5 năm tới không? Bạn sẽ học được điều gì mới hay xây dựng được kỹ năng cần thiết không? Hoặc nó có mở ra cánh cửa mà bạn quan tâm không? Lý tưởng nhất là mỗi lần chuyển việc phải phù hợp với bức tranh sự nghiệp lớn hơn của bạn. "Nhảy" việc vì mục đích tăng lương nhanh chóng hoặc thay đổi môi trường có thể phản tác dụng nếu không phục vụ cho mục tiêu của bạn.

Việc thay đổi công việc thường xuyên sẽ được thể hiện thế nào trên CV của tôi?

 
Top 7 câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời trước khi nhảy việc - Ảnh 3.

Mặc dù "nhảy" việc hiện nay được chấp nhận nhiều hơn trước đây, nhưng gắn bó với một nơi trong thời gian quá ngắn vẫn có thể gây ra những vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà tuyển dụng. Nếu CV cho thấy bạn thường xuyên thay đổi công việc sau mỗi 6 – 12 tháng, hãy sẵn sàng giải thích lý do, kể một câu chuyện rõ ràng, mạch lạc về những thay đổi trong sự nghiệp của mình và chứng minh rằng mỗi động thái đều được cân nhắc kỹ lưỡng, có chiến lược và hướng đến mục tiêu tăng trưởng.

Tôi đã nghiên cứu đủ về cơ hội tiếp theo chưa?

Đừng đưa ra quyết định chỉ dựa trên mức lương hoặc chức danh công việc. Hãy đào sâu hơn. Văn hóa công ty như thế nào? Nhân viên hiện tại hoặc trước đây đánh giá thế nào? Công ty có lộ trình phát triển rõ ràng không? Lãnh đạo có phù hợp với các giá trị của bạn không? Một lời mời làm việc có thể nhanh chóng mất đi sự hấp dẫn nếu văn hóa độc lại, lãnh đạo yếu kém hoặc tỷ lệ nghỉ việc cao. Hãy nghiên cứu về công ty trên mạng xã hội cũng như các trang đánh giá hoặc trò chuyện với nhân viên hiện tại hoặc trước đây để nhận được thông tin thực tế.

"Nhảy" việc có thể là một nước đi đúng đắn nếu được thực hiện với mục đích rõ ràng. Bằng cách trả lời những câu hỏi này một cách trung thực, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để thực hiện một động thái phục vụ cho mục tiêu của mình, chứ không chỉ là quyết định bốc đồng. Suy cho cùng, sự nghiệp của bạn là một cuộc chạy marathon chứ không phải là chạy nước rút.

Chia sẻ