Tòa nhà có người mắc Covid-19: Virus có thể bay lên tầng trên, xuống tầng dưới, nên đóng cửa sổ?

Tịnh Tâm,
Chia sẻ

Nếu ở chung tòa chung cư với người mắc Covid-19, có nên đóng cửa sổ để ngăn ngừa nguy cơ virus bay theo không khí vào nhà mình?

Theo các chuyên gia, theo dõi và điều trị F0 tại nhà hiện nay là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp làm giảm gánh nặng cho các đơn vị y tế, đặc biệt là ở các địa phương phát hiện số ca mắc mới cao. Tuy nhiên, khi việc này được thực hiện ở một số địa phương, các câu hỏi, thắc mắc của nhiều người dân bắt đầu phát sinh.

Đối với những gia đình có nhà (trên mặt) đất, việc thực hiện theo dõi và điều trị F0 sẽ ''tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt của từng gia đình, sự cách ly tại nhà đối với F0 cũng không thể là tuyệt đối. Vì vậy, chúng ta có thể ''gửi tạm'' ông bà, bố mẹ sang nhà (người thân) khác để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm chéo cho những đối tượng có nguy cơ cao đối với Covid-19 này'', PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm YHGĐ & CSSKCĐ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.

Cách phòng tránh lây nhiễm chéo khi theo dõi, điều trị F0 tại nhà

Còn những thành viên còn lại trong gia đình, để đảm bảo không bị lây nhiễm thì phải tuân thủ 2 nguyên tắc là:

- Không sử dụng chung đồ vật, ăn uống.

- Tuân thủ quy tắc 5K.

Tuy nhiên, với F0 ở chung cư, những người hàng xóm ở tầng trên hoặc tầng dưới có nên đóng cửa sổ để ngăn ngừa virus SAR-CoV-2 ''bay'' từ nhà của người bệnh đến hay không, đó là băn khoăn của rất nhiều người.

''Người mắc Covid-19 ở tầng này, con Covid lại bay lên, tôi ở tầng dưới thì tôi không lo mà nếu ở tầng trên, nhỡ nó bay vào nhà tôi thì tôi phải đóng cửa sổ. Hay nhỡ đâu con Covid lại bay xuống thì tôi ở tầng dưới, tôi cũng phải đóng cửa sổ'', PGS.TS. Thanh chia sẻ băn khoăn của nhiều người ở chung tòa chung cư với F0.

 - Ảnh 2.

PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm YHGĐ & CSSKCĐ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

''Về mặt khoa học, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 sẽ bay ra ngoài, đi lên hay đi xuống. Thực tế, virus SARS-CoV-2 ở trong không khí dưới thời tiết nắng ấm, khô thì chỉ một vài phút là đã bị tiêu diệt rồi, không thể đủ sức khỏe để bơi lên bơi xuống, lây truyền được như vậy đâu.

Do đó, việc giữ cho không khí bên trong căn nhà của chúng ta thông thoáng vẫn là điều cần thiết, trừ khi trời lạnh thì chúng ta có thể đóng cửa để tránh gió lùa'', PGS.TS. Thanh khẳng định.

Có nên đóng cửa sổ khi chung cư có người nhiễm Covid-19?

Chia sẻ