Thu Hà – mẹ Xu Sim: Quá nhiều thông tin bỗng hóa thành trở ngại trong thời buổi hiện đại

Quang Vũ,
Chia sẻ

Ít thông tin làm giảm sự lựa chọn của chúng ta, nhưng nhiều quá cũng chưa chắc đã là điều tốt. Làm thế nào để chúng ta luôn tỉnh táo và lựa chọn được những điều tốt nhất cho bản thân, gia đình đây?

“Khổ” kiểu thời hiện đại

Hôm rồi mẹ chồng cô bạn mình bảo, tụi mày thời nay quá sướng, cái gì cũng có, hàng gì cũng có, loại nào cũng có, tha hồ mà chọn. Ngày xưa tụi tao cả tập thể chỉ được mặc 1 loại quần áo xanh công nhân, chỉ có 1 loại xe đạp Thống Nhất, chỉ có gạo bo bo, làm gì được có cơ hội mà được lựa chọn. Máy móc đầy nhà còn cần thêm giúp việc làm gì. Tụi mày sướng quá, làm sao sống được như tụi tao ngày xưa!

Chắc hẳn cũng đôi lần chúng ta được nghe những lời nói như trên, nhất là từ cô dì chú bác, bố mẹ trong gia đình. Có thật là thời nay “sướng hơn thời xưa” không? Thu Hà – mẹ Xu Sim đã có những chia sẻ đa chiều để trả lời cho câu hỏi này:

TiThu Hà – mẹ Xu Sim: Quá nhiều thông tin bỗng hóa thành trở ngại trong thời buổi hiện đại - Ảnh 1.

Mỗi thời có những thuận lợi và khó khăn riêng. Cái “khổ” của thời hiện đại chính là vì có quá nhiều nguồn thông tin, quá nhiều phương tiện để chúng ta tiếp cận mà không đo lường được tính chính xác.

“Công nghệ mạng, công nghệ photoshop, rồi bigdata... người đi mua hàng mà như bị hàng săn người ấy!” không hề nói quá một chút nào. Chỉ bằng vài cú click chuột, người ta có thể biến hàng hóa từ loại 3 lên loại 1, từ xấu thành đẹp, từ héo úa thành tươi ngon, từ trôi nổi thành nguồn gốc rõ ràng. Cứ như vậy, việc lựa chọn đồ tốt cho gia đình sao mà khó thế: “Xưa thiếu thông tin, giờ thì lại thừa thông tin, cũng khổ như nhau! Tụi mình còn bị doạ dẫm, nhìn đâu cũng thấy nguy cơ, rồi thực phẩm bẩn, rồi bán hàng lừa đảo...”.

TiThu Hà – mẹ Xu Sim: Quá nhiều thông tin bỗng hóa thành trở ngại trong thời buổi hiện đại - Ảnh 2.

Thu Hà – bà mẹ luôn có những góc nhìn rất khác của mọi câu chuyện thường ngày.

Cũng chính vì vậy, tâm lý sính ngoại bắt đầu nảy sinh với 1 bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Hàng ngoại khiến người ta yên tâm hơn nhờ xuất xứ của nó: “Xưa thiếu đồ ăn, thì nay thiếu đồ ăn sạch! Bạn mình, có đứa sạch và sợ tới mức chỉ dùng hàng ngoại nhập, từ trái cây, tới dầu ăn, tới thịt bò và cá, sữa... Cứ phải nhãn mác nước ngoài, mua ở nước ngoài thì mới yên tâm…” – Mẹ Xu Sim kể.

Với hàng ngoại, giá thành cao chưa chắc đã đi đôi với chất lượng. Hàng ngoại sẽ chỉ tốt nếu người tiêu dùng kiểm chứng được chất lượng, nguồn gốc, hiểu được thành phần in trên bao bì. Nhưng có bao nhiêu mặt hàng có thể đảm bảo những tiêu chí này? Bao nhiêu người sử dụng có thể hiểu được những thành phần của sản phẩm họ đang chọn?

TiThu Hà – mẹ Xu Sim: Quá nhiều thông tin bỗng hóa thành trở ngại trong thời buổi hiện đại - Ảnh 3.

Đây là thành phần in trên 1 chai nước rửa chén Thái Lan, tuy nhiên thật khó để người sử dụng đọc hiểu những thông số như thế này.

Đi tìm cách “thoát khổ” giữa những luồng thông tin chưa được kiểm chứng

Đã đi nhiều, trải nghiệm nhiều, mẹ Xu Sim cho rằng nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt nhất cho gia đình là điều hoàn toàn chính đáng. Tuy vậy, tiêu dùng cá nhân nhưng cũng vẫn phải nghĩ đến môi trường, đến tương lai lâu dài:

“Chuyên chở hàng từ nơi này tới nơi kia tốn bộn nhiên liệu. Nhất là thực phẩm, chất tẩy rửa thường vừa nặng vừa to. Những chuyến tàu thủy, tàu hỏa, máy bay kiu kịt, đốt hàng triệu lít xăng dầu và xả khói lên trời, rồi các bến cảng, các sân bay nhà ga kẹt cứng xe tải, container đưa hàng. Từ nhiều năm nay, nhập siêu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan của chúng ta luôn tăng không ngừng, hàng chục tỷ đô mỗi năm. Đó là chưa kể hàng xách tay.

Mình thấy có đứa thì lại tính rằng hàng hóa nhập khẩu cũng hên xui thôi, nhãn mác không phải tiếng mình, chất lượng thì cũng trôi nổi, thượng vàng hạ cám, mình không phải dân địa phương nên ko thể nào biết hết được”.

TiThu Hà – mẹ Xu Sim: Quá nhiều thông tin bỗng hóa thành trở ngại trong thời buổi hiện đại - Ảnh 4.

Tham khảo thông tin từ nguồn chính thống trước khi quyết định mua hàng luôn là điều cần thiết.

Bởi vậy, người tiêu dùng hãy cẩn trọng chọn lọc thông tin và thật tỉnh táo khi mua sắm. Trước khi mua 1 sản phẩm nào đó, hãy tham khảo các nguồn tin chính thống, được đưa ra bởi các tổ chức uy tín và nhất là xem xét nhu cầu thực sự của bản thân, gia đình.

Với Thu Hà, chị ưu tiên dùng những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam để hạn chế những nguy cơ không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ. Chị tin rằng sự tham gia của nhiều tập đoàn nước ngoài với công nghệ cao, được chứng nhận khoa học rõ ràng sẽ đem đến những sản phẩm chất lượng quốc tế mà giá cả vẫn vừa phải.

Và cũng như bao bà mẹ khác, ngoài thay đổi thói quen mua sắm của bản thân, mẹ Thu Hà còn muốn 2 nhóc tì học được cách tiêu dùng hợp lý ngay từ khi còn nhỏ. Chị nói vui: “ Tụi nó sắp phải cầm tiền, sắp phải đối mặt với những vấn đề này rồi. Bụt chùa nhà ko thiêng, mẹ Hà nói nó cãi chem chẻm à!”.

Bạn đã từng trải qua những trở ngại trên? Quan điểm của bạn về chuyện này thế nào? Hãy chia sẻ cùng mọi người nhé.

Chia sẻ