Thương tâm: Đang ăn xúc xích, cháu bé 17 tháng tuổi bị chó hàng xóm ngoạm nát mặt

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Bé trai được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mặt có nhiều đường rách thiếu hổng nhiều, lộ tổ chức cơ, mỡ, xương, răng vì bị chó hàng xóm tấn công khi đang ngồi ăn xúc xích.

Ngày 16/6, đại diện Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết, chỉ trong 1 tháng thời gian giãn cách xã hội, khoa Răng Hàm Mặt  đã tiếp nhận 3 ca chó cắn rất thương tâm.

Đáng chú ý, các nạn nhân đều chưa đầy 2 tuổi nhưng chịu vết thương rất phức tạp, thiếu hổng vùng mặt, da gây khó khăn cho các bác sĩ trong vấn đề điều trị.

Thương tâm: Đang ăn xúc xích, cháu bé 17 tháng tuổi bị chó hàng xóm ngoạm nát mặt - Ảnh 1.

Bác sĩ Đẩu thông tin về các trường hợp bị chó cắn.

Trường hợp đầu tiên là bé L.N.D. (17 tháng tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

11h ngày xảy ra sự việc, bé đang ăn xúc xích thì bị chó hàng xóm chưa chích ngừa cắn và ngoạm vào đầu.

Sau khi sơ cứu tại BV đa khoa tỉnh, bé được chuyển lên tuyến trên.

Thương tâm: Đang ăn xúc xích, cháu bé 17 tháng tuổi bị chó hàng xóm ngoạm nát mặt - Ảnh 2.

Trường hợp bệnh nhi bị cắn nát mặt, hổng da lớn.

Tại khoa Răng Hàm Mặt nhận thấy tình trạng quá nặng, bệnh nhi được các bác sĩ lên lịch mổ trong đêm trong tình trạng có vết thương vùng mặt phải phức tạp.

Mặt có nhiều đường rách thiếu hổng nhiều, lộ tổ chức cơ, mỡ, xương, răng.

Ekip điều trị đã phải sử dụng hết 7 mét chỉ để khâu vết thương cho cháu bé, mất rất nhiều thời gian để làm sạch vùng máu khô bết vào tóc, cạo tóc để khâu vết thương.

Thương tâm: Đang ăn xúc xích, cháu bé 17 tháng tuổi bị chó hàng xóm ngoạm nát mặt - Ảnh 3.

Ngoài mặt, có trường hợp bị cắn sâu lộ da đầu.

Trường hợp thứ hai là của bé trai Đ.Q.V. (18 tháng tuổi, ngụ tại tại Dĩ An, Bình Dương) bị vết thương ở vùng mặt do chó cắn. Vết thương dài khoảng 15cm, sâu khoảng 1cm.

Em nhập viện với tình trạng hoảng loạn, quấy khóc. Theo lời kể của mẹ V., hôm xảy ra sự việc bé đi vào nhà vô tình vấp phải con chó đang ngủ.

Thương tâm: Đang ăn xúc xích, cháu bé 17 tháng tuổi bị chó hàng xóm ngoạm nát mặt - Ảnh 4.

Bé Đ.Q.V..

Bé đã được xử lý khâu vết thương tại cơ sở y tế nhưng bị bung chỉ, nhiễm trùng. Tại BV Nhi đồng 1, bệnh nhi được chỉ định truyền kháng sinh trong 1 tuần sau đó mới tiến hành cắt lọc, khâu vết thương thẩm mỹ.

Tuy nhiên mặt có thể để lại sẹo trên mặt do vết thương tương đối dài.

Thương tâm: Đang ăn xúc xích, cháu bé 17 tháng tuổi bị chó hàng xóm ngoạm nát mặt - Ảnh 5.

Bé H. khi vừa tháo băng sơ cứu.

Trường hợp còn lại là bé gái L.N.G.H. (19 tháng tuổi, ngụ tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) được chuyển đến BV Nhi đồng 1 vào ngày 10/6.

Theo lời kể của gia đình, bé đến gần con chó nhà nuôi đang ăn và bất ngờ bị cắn, xé mặt. Sự việc đau lòng khiến bé lộ da, thiếu hổng vùng má, cơ, mô mỡ, phần da còn lại dập nát. Các bác sĩ phải dùng hết hơn 5m chỉ (7 sợi chỉ) để khâu vết thương.

Thương tâm: Đang ăn xúc xích, cháu bé 17 tháng tuổi bị chó hàng xóm ngoạm nát mặt - Ảnh 6.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM).

Bác sĩ NguyễnVăn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, BV Nhi đồng 1 cho biết, trước đây trẻ gặp nạn thường có tuổi lớn. Những ca gần đây, trẻ đều nhỏ và tai nạn do sự chủ động của trẻ.

Với trẻ em bị cắn vùng mặt việc điều trị phức tạp, để lại sẹo xấu, sẹo co kéo ảnh hưởng thẩm mỹ chức năng sau này.

Thương tâm: Đang ăn xúc xích, cháu bé 17 tháng tuổi bị chó hàng xóm ngoạm nát mặt - Ảnh 7.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng khuyên phụ huynh có con nhỏ thì không nên nuôi chó.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, khoa Răng Hàm Mặt cho biết thêm, vết thương do chó cắn phải theo dõi rất lâu. Nhất là khi mặt bung ra thì việc tạo hình cơ mặt sẽ khó hơn.

Do đó theo các bác sĩ, tốt nhất nhà có con nhỏ thì không nên nuôi chó. Nếu nuôi phải giữ chó trong khu vực an toàn, cách xa trẻ em.

Chó càng lớn, thì phản xạ cắn, sức cắn càng mạnh, để lại hậu quả càng nặng nề.

Chia sẻ