Thuốc y học cổ truyền điều trị hen phế quản, COPD – truyền thống được bảo tồn
Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ mắc, tử vong, chịu gánh nặng bệnh tật do hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cao nhất trên thế giới. Nhưng thực tế hiện nay có đến 60% tỷ lệ bệnh nhân không điều trị dự phòng kiểm soát hen mà chỉ tập chung điều trị đợt cấp khiến chi phí điều trị rất cao (gấp 10 lần so với giai đoạn ổn định), lên tới 220 triệu đồng, chưa kể những hệ lụy do chỉ điều cắt cơn để lại.
Hen phế quản – nỗi lo chung của nhiều quốc gia
Theo cáo cáo tổng kết từ kỳ Họp hội đồng chuyên gia về “Chứng cứ Kinh tế Y tế trong quản lý Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính” Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam tổ chức ngày 16/8/2018, tại Hà Nội Hiện nay trên toàn thế giới có hơn 300 triệu người mắc hen và COPD. Theo dự đoán, đến năm 2025, số người mắc bệnh hen toàn cầu có thể lên đến 400 triệu người. Hàng năm có khoảng 250 ngàn người tử vong do bệnh hen, chiếm đa số ở các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển.
Tại Việt Nam, có 4,1% dân số bị mắc bệnh hen phế quản, những chỉ có 29% trong số đó được điều trị dự phòng hen. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi và 37% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng
Hen phế quản và COPD gây ra những gánh nặng to lớn cả trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân. Không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày bởi những bất an cũng như những lo lắng về đợt kịch phát mà hen phế quản và COPD không được kiểm soát còn có thể gây ra tử vong, tàn phế, hay các phí tổn lớn khi nhập viện. Tỉ lệ tử vong cao là do hen diễn tiến rất nhanh. Khi lên cơn hen nặng nếu bệnh nhân không có thuốc cắt cơn bên mình hay không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy não và các cơ quan khác, nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: không nói được thành lời, tím tái đầu chi và môi, dẫn đến mất ý thức, ngất… và có thể tử vong. Diễn biến cơn hen rất khó lường, bệnh nhân hen nhẹ cũng có khi lên cơn rất nặng hay nguy kịch làm người bệnh không trở tay kịp nên dễ tử vong hay hôn mê kéo dài nếu không cấp cứu kịp thời.
Kiểm soát hen như thế nào?
Hiệp hội phòng chống hen toàn cầu (GINA) khẳng định: Bệnh hen phế quản và COPD có thể được kiểm soát trên hầu hết bệnh nhân nếu họ sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày theo đúng y lệnh của thầy thuốc và biết cách phòng tránh các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen như khói thuốc lá, khói bếp, khói nhang, bụi, phấn hoa, nấm mốc... Nhưng không phải lúc nào bệnh nhân cũng có thể tránh hết được các yếu tố khởi phát cơn hen nên việc luôn mang theo thuốc cắt cơn bên mình là rất quan trọng nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.
So với điều trị cắt cơn và phòng tránh các yếu tố nguy cơ thì điều trị dự phòng chính là chìa khóa giúp bệnh ổn định, hạn chế tái phát các đợt cấp, giảm thiểu những ảnh hưởng và biến chứng của hen phế quản và COPD gây ra. Chi phí trực tiếp để điều trị dự phòng Tây y duy trì ở bệnh nhân mắc hen và COPD giai đoạn ổn định trong vòng một năm chỉ mất tối đa khoảng 22 triệu đồng so với 220 triệu đồng là chi phí cần chi trả cho bệnh nhân phải điều trị đợt cấp.
Và một tin vui cho các bệnh nhân mắc hen phế quản, đó là hiện nay đã có thuốc hen thảo dược là thuốc y học cổ truyền có thể điều trị dự phòng hen tương đương như các thuốc Tây y. Thuốc hen thảo dược là thuốc y học cổ truyền duy nhất đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, thuốc có mặt trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cung ứng cho công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong nước. Dự phòng hen phế quản và COPD bằng thuốc hen thảo dược, người bệnh sẽ tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và điều trị theo các liệu trình. Thông thường một năm chỉ cần dự phòng từ 1 – 3 liệu trình. Mỗi liệu trình kéo dài từ 8 – 10 tuần. Như vậy nếu người bệnh duy trì việc điều trị dự phòng hàng năm ngoại trú theo hướng dẫn của y bác sỹ bằng thuốc y học cổ truyền thì có thể giảm được chi phí điều trị xuống dưới 10 triệu đồng/năm. Giảm tới 95% chi phí điều trị so với chi phí điều trị các đợt cấp nội trú tại bệnh viện.
Tuy nhiên hiện khi nhận thức của người bệnh về hen phế quản và COPD vẫn chưa cao thì sẽ còn nhiều rào cản khi đưa thuốc y học cổ truyền điều trị hen tới tay người bệnh. Trong thời gian, với sự ra đời của các đơn vị quản lý hen – COPD ngoại trú đạt chuẩn tại tuyến quận huyện, hi vọng rằng sẽ có nhiều bệnh nhân được tiếp cận với thuốc y học cổ truyền trị hen, góp phần nâng cao tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát hen phế quản, COPD ngay tại cộng đồng, hạn chế những hệ lụy đáng tiếc và những tốn kém trong không cần thiết trong điều trị.
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; hhòng cơn hen tái phát. Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.
Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn. Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml. Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.
Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược. Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại website hoặc facebook.