Thấy lão Hòa thượng cõng cô gái trẻ qua sông, chú tiểu hỏi "sao thầy phạm giới?" và bài học ý nghĩa về sự buông bỏ

Old Fashioned,
Chia sẻ

Nghe sư phụ nói xong, chú tiểu liền ngộ ra nhiều điều và tin chắc rằng những điều này sẽ giúp ích được cho những ai đang trên con đường học tập về sự buông bỏ.

Buông bỏ là một trong những cảnh giới mà rất nhiều người (bất kể có tu Phật hay không) đều mong muốn đạt được. Tuy nhiên, buông bỏ ở đây không phải là buông hay bỏ một thứ gì đó bằng hành động, mà là buông bỏ những chấp niệm trong tâm, sống đời an lạc, tĩnh tại và hạnh phúc

Để nói rõ hơn về cảnh giới này cũng như là hy vọng sẽ giúp được những ai đang theo đuổi lối sống an lạc, xin mượn kể lại câu chuyện về thầy trò lão Hòa thượng và chú tiểu dưới đây:

Thấy lão Hòa thượng cõng cô gái trẻ qua sông, chú tiểu hỏi "sao thầy phạm giới?" và bài học hay về sự buông bỏ - Ảnh 1.

Chuyện kể rằng có hai thầy trò tiểu Hòa thượng thường xuyên đi du hóa khắp nơi để hiểu thêm về chuyện đời. Vào một hôm, khi hai thầy trò đến gần bến sông cạn thì thấy một cô gái trẻ đang lưỡng lự nửa muốn qua sống, nửa không muốn vì sợ.

Thấy thế, lão Hòa thượng liền phát tâm bồ đề, chạy tới và chủ động xin cõng cô gái qua sông. Chú tiểu thấy hành động của sư phụ mình liền tỏ ra bất ngờ không nói nên lời. Suốt một thời gian sau đó chú tiểu vẫn cứ suy nghĩ hoài, suy nghĩ mãi.

Thế là trong một lúc quá bức bối trong người, chú tiểu liền lên tiếng hỏi lão Hòa thượng rằng: “Thầy ơi, tại sao thầy lại cõng cô gái kia qua sông? Như thế không phải là phạm giới rồi hay sao? Nam nữ vốn thọ thọ bất tương thân, đằng này thầy còn là người tu hành cơ mà?”.

Nghe đồ đệ lí nhí hỏi, lão Hòa thượng không một chút biến sắc trên gương mặt, mỉm cười trả lời: “Ta đã buông bỏ cô gái ấy xuống lâu rồi, nhưng tại sao con vẫn chưa bỏ xuống?”.

Thấy lão Hòa thượng cõng cô gái trẻ qua sông, chú tiểu hỏi "sao thầy phạm giới?" và bài học hay về sự buông bỏ - Ảnh 2.

Nghe thầy nói xong, chú tiểu liền hiểu thứ mà thầy muốn nói là cảnh giới buông bỏ của người tu hành. Tuy nhiên, phải làm như thế nào để buông bỏ, chú tiểu vẫn chưa hiểu lắm.

Một hôm khác, chú tiểu lại hỏi lão Hòa thượng: “Con muốn buông bỏ được như thầy nhưng tại sao có nhiều thứ con vẫn không buông bỏ được?”.

Nghe đồ nhi nói xong, lão Hòa thượng chưa vội trả lời, Ngài bảo chú tiểu cầm trên tay một cốc nước rỗng, sau đó cứ thế đổ trà nóng vào. Đổ một hồi, chú tiểu thấy nóng quá liền đặt cốc nước xuống không cầm nữa.

Tới đây, lão Hòa thượng ôn tồn nói tiếp: “Trên đời không có gì là không thể buông bỏ cả, chỉ cần con thấy nóng thì con sẽ buông bỏ được thôi”.

Nghe sư phụ nói, chú tiểu liền ngộ ra nhiều điều…

Thấy lão Hòa thượng cõng cô gái trẻ qua sông, chú tiểu hỏi "sao thầy phạm giới?" và bài học hay về sự buông bỏ - Ảnh 3.

Những điều mà chú tiểu ngộ ra được, chính là việc: Mọi chuyện trên đời đều vô thường và là cái duyên, chúng đến và đi như những gì đã được sắp bày sẵn, vậy nên hãy làm mà không nghĩ, không lưu giữ chúng trong đầu, xong rồi thì trút đi hết để giữ tinh thần minh triết trong sáng, sống đời tĩnh tại vô ưu.

Muốn ‘không nghĩ” thì phải quán triệt được “tam độc” tham, sân và si. Làm mà không tham, đầu sẽ không tính toán, nghĩ ngợi thiệt hơn phiền não; đối xử với người mà không sân, tinh thần lúc nào cũng thuần khiết; sống mà không si, tâm sẽ trong sáng như ngọc, không bao giờ mê muội.

Chia sẻ