Thất tình, cô gái 25 tuổi đã làm những việc để gia tăng cảm giác vui vẻ, cuối cùng lại bị nhiễm nấm khoang miệng, tăng 40kg
Cô Lam đến phòng khám điều trị với các triệu chứng đau họng, nóng rát khi nuốt.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, Đài Loan, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ là cô Lam (25 tuổi).
Cô Lam đến phòng khám điều trị với các triệu chứng đau họng, nóng rát khi nuốt. Ngay khi vừa mở miệng, các mảng trắng rải rác trong miệng của cô Lam khiến bác sĩ kinh ngạc, tiến hành nội soi nhận thấy hầu họng, thực quản đều phủ mảng trắng, được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm nấm Candida.
Hỏi thăm thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ được biết cô Lam mới trải qua giai đoạn thất tình, tâm trạng u uất, buồn phiền khiến cô mất ngủ và sử dụng thuốc ngủ. Cộng thêm tính chất công việc tăng ca mệt mỏi, cô Lam đã sử dụng đồ ngọt như sô cô la để gia tăng cảm giác vui vẻ.
Ngoài ra, cô Lam có thói quen xấu là bỏ bữa, ngày 3 bữa cô thay bằng đồ ăn vặt, 3 ly trà sữa mỗi ngày, lượng calo nạp vào cơ thể không kịp tiêu hao khiến cân nặng trong vòng nửa năm tăng vọt từ 40kg lên 80kg.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan đã kê đơn là thuốc bôi và tiêm liều thuống kháng sinh cho bệnh nhân, đồng thời hướng dẫn cô Lam cách vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.
Ngoài ra, bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân, phát hiện chỉ số đường huyết lúc đói là 250mg/dL, kiểm tra huyết sắc tố glycated tăng vọt đến 8%, nếu huyết sắc tố glycated tăng 6,5% đủ để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Trải qua quá trình điều trị thuốc, điều chỉnh thói quen ăn uống, tăng cường vận động, tình trạng của cô Lam đã dần ổn định.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan cho biết, 50% nấm candida tồn tại trong cơ thể con người và chung sống hòa bình. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch của con người suy giảm, nấm candida sẽ bùng phát. Chẳng hạn, khi chúng ta không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, áp lực tinh thần lớn, chất lượng giấc ngủ giảm sút, bệnh nhân ung thư tiếp nhận hóa trị, xạ trị đều có thể là thời cơ bùng phát nấm candida do hệ miễn dịch suy yếu.
Nguyên nhân cô Lam bùng phát nấm candida là do sử dụng nhiều đồ ngọt khiến hệ trao đổi chất trong cơ thể mất cân bằng, gây tăng cân, gây hiện tượng kháng insulin khiến nồng độ đường trong máu gia tăng, dẫn đến hệ miễn dịch mất cân bằng khiến nấm candida bùng phát.
Nhiễm nấm candida là như thế nào?
Đây là tình trạng vi nấm họ candida xâm nhập gây các thương tổn. Các thương tổn này có thể tại chỗ hoặc lan rộng. Trường hợp lan rộng vào máu, vào nội tạng thì được gọi là nhiễm candida xâm lấn. Tình trạng này rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
Tại sao lại bị nhiễm nấm candida?
Vi nấm candida thuộc họ nấm men phổ biến với chủng nổi bật là candida albicans. Thông thường, chúng sinh sống "hoà bình" khắp nơi trên cơ thể người. Các vị trí nổi bật bao gồm: da, niêm mạc miệng, niêm mạc ống tiêu hóa và niêm mạc sinh dục. Chúng sẽ được "cách ly" khỏi cơ thể bằng hàng rào biểu bì, dịch tiêu hoá, pH âm đạo… Nếu vì một lý do mà sự bảo vệ này bị phá vỡ thì chúng có thể gây bệnh tạo nên tình trạng nhiễm nấm candida ở người. Các yếu tố làm tăng nguy cơ:
Dùng kháng sinh kéo dài.
Sử dụng thuốc corticoid dài ngày (Phổ biến như prednisone, dexamethasone…).
Bệnh lý suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, đái tháo đường, ung thư…
Giảm bạch cầu hạt do hóa trị liệu.
Nuôi ăn tĩnh mạch.
Nằm lâu trong khoa chăm sóc tích cực.
Điều kiện sinh sống ẩm thấp, vệ sinh kém.
Hút thuốc lá.
Triệu chứng của nhiễm nấm candida như thế nào?
Xuất hiện các mảng trắng rải rác trong miệng, má, vòm miệng và cổ họng. Các mảng trắng này có thể được miêu tả như là "sữa đặc" bên trong miệng. Bên dưới đó là lớp niêm mạc bị viêm sưng đỏ lên.
Đau họng, nuốt khó, nóng rát khi nuốt.
Cảm giác như có gì đó vướng nhẹ trong miệng.
Mất hoặc giảm vị giác khi ăn.
Theo Ettoday