BÀI GỐC Nên cãi sếp như thế nào để không bị ghét bỏ, thậm chí còn được tin tưởng và trọng dụng hơn?

Nên cãi sếp như thế nào để không bị ghét bỏ, thậm chí còn được tin tưởng và trọng dụng hơn?

Thay vì thảo mai trước mặt sếp, nhân viên nào cãi cho sếp phục mới dễ trở thành cánh tay phải đắc lực của họ.

1 Chia sẻ

“Thất bại là mẹ thành công” chỉ đúng khi chị em biết áp dụng bí quyết vực dậy sự nghiệp dưới đây!

Bi Yu,
Chia sẻ

Thất bại không đáng sợ nếu chúng ta biết cách biến chúng thành bàn đạp để tiến xa hơn.

Theo nghiên cứu của HBRS, 67% những điều tồi tệ, không may sẽ xảy trong quá trình làm việc. Kẻ mạnh sẽ chọn cách đương đầu với thử thách, kẻ yếu sẽ chọn cách buông xuôi và bỏ cuộc. Nếu gặp trở ngại trong công việc, chị em hãy nhớ đến 3 cách dưới đây để vực lại tinh thần một cách nhanh nhất:

1. Coi thất bại là thách thức và cơ hội học tập

“Thất bại là mẹ thành công” chỉ đúng khi dân công sở biết áp dụng bí quyết vực dậy sự nghiệp dưới đây! - Ảnh 1.

Hầu hết, mọi người đều luôn chăm chăm vào mặt tiêu cực mỗi khi điều tồi tệ xảy ra mà bỏ qua những điều tích cực mà nó mang lại. Muốn trèo cao hơn, ai cũng cần phải có kinh nghiệm riêng sau mỗi lần vấp ngã. Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là bài học và thử thách thôi bạn nhé!

2. Xin lời khuyên từ những người đi trước

“Thất bại là mẹ thành công” chỉ đúng khi dân công sở biết áp dụng bí quyết vực dậy sự nghiệp dưới đây! - Ảnh 2.

Còn gì tuyệt vời hơn nếu được người có nhiều kinh nghiệm hơn chỉ ra điểm yếu của mình, đồng thời khuyên răn mình hướng đi đúng đắn.

Những người từng trải thấu hiểu những khó khăn mà bạn đã trải qua, nhờ vậy họ sẽ truyền cho bạn nguồn năng lượng tích cực để tự tin bước tiếp. Nhấc điện thoại lên hẹn ngay một buổi cafe với đàn anh, đàn chị đi nào!

3. Coi trọng những chiến thắng nhỏ

“Thất bại là mẹ thành công” chỉ đúng khi dân công sở biết áp dụng bí quyết vực dậy sự nghiệp dưới đây! - Ảnh 3.

Xét về cục diện, bạn đã thất bại, nhưng trong cả quá trình ấy chắc chắn bạn cũng đã tạo ra những thành công nhất định.

Có thể bạn không đạt được KPI, nhưng cũng khiến khách hàng phải nhớ tên sản phẩm; không ký được hợp đồng, nhưng đã khiến đối tác nể trọng và có ấn tượng tốt; không được thăng chức, nhưng đồng nghiệp cũng phải nể nang kính trọng… Điều bạn còn thiếu chính là kinh nghiệm, không ngừng nỗ lực thì vận may sẽ tới nhanh thôi!

(Tham khảo HBRS)

Chia sẻ