Thâm nhập làng sản xuất khẩu trang ở Bắc Ninh những ngày "sốt" hàng: Gian nan vượt ải "cò khẩu trang"

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Trong những ngày dịch viêm hô hấp Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, khẩu trang trở thành mặt hàng được mọi người ráo riết săn lùng nhưng không dễ mua, chúng tôi đã tìm về làng sản xuất khẩu trang này tìm hiểu.

Đi vào ngôi làng sản xuất khẩu trang này, sẽ không dễ để tiếp cận các xưởng sản xuất hay hỏi han giao dịch vào thời điểm hiện tại. Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các xưởng sản xuất đều đóng kín cửa bên ngoài, không ai có thể hỏi han. Nhưng bên trong các công nhân vẫn làm việc hối hả, máy móc vẫn chạy rầm rập không nghỉ.

Đặc biệt, tại thủ phủ sản xuất khẩu trang những ngày này luôn có người cảnh giới, thấy người lạ đến thôn nhiều thanh niên ghé vào hỏi thăm, dò xét với ánh mắt cử chỉ hoài nghi.

Trong làng luôn có nhieruf phương tiện túc trực bên ngoài

Trong làng luôn có nhiều phương tiện túc trực bên ngoài

Cũng tại đây luôn xuất hiện các lực lượng chức năng ngày đêm qua lại để nắm bắt tình hình. Trong khi chúng tôi đỗ xe tại một cửa hàng tạp hóa, thì một cảnh sát đến hỏi thăm và nhìn vào bên trong xe để xem xét. 

Tìm hiểu qua người dân, chúng tôi được biết, bất cứ phương tiện nào bên trong có hàng (khẩu trang) đều bị giữ lại để làm việc.

Một người dân ở gần đình Xuân Lai tiết lộ: "Để bình ổn giá nên công an, quản lý thị trường đi lại liên tục, nếu phát hiện có hàng thì họ kiểm tra ngay. Bây giờ khó lắm, phải đặt hai hôm mới có, khẩu trang y tế giá lên theo từng giờ, không có giá cụ thể. Cũng theo tiết lộ của người phụ nữ thôn Xuân Lai hiện tại giá khẩu trang tăng tới 13 triệu/thùng /2.500 chiếc.".

Không dễ tiếp cận với chủ các cơ sowe sản xuất vào thời điểm này

Không dễ tiếp cận với chủ các cơ sowe sản xuất vào thời điểm này

Sau khi đi nhiều cơ sở tìm kiếm mua khẩu trang, chúng tôi không thể nào tiếp cận, mọi hoạt động sản xuất của các cơ sở đều gói gọn trong các bức tường và cổng đóng cài then kín bưng.

"Cò" kiểm tra lý lịch khách mua

Đi về cuối thôn Xuân Lai chúng tôi gặp một cơ sở đang vận chuyển nguyên liệu nên vào thẳng bên trong gặp chủ nhà hỏi mua khẩu trang nhưng cũng như những lần trước đó, câu trả lời là "hết hàng".

"Cò" giao dịch ở làn sản xuất khẩu trang ở Bắc Ninh: Mua bao nhiêu cũng có nhưng phải chuyển khoản đủ 100% - Ảnh 3.

Để đi đến được thỏa thuận, chúng tôi phải trải qua phần kiểm tra "lý lịch".

"Cò" giao dịch ở làn sản xuất khẩu trang ở Bắc Ninh: Mua bao nhiêu cũng có nhưng phải chuyển khoản đủ 100% - Ảnh 4.

Một nam thanh niên khác ngồi cảnh giác.

Liền sau đó, hai thanh niên liền tiến lại, áp chúng tôi vào một ngôi nhà gần đó hỏi nhỏ: "Anh cần gì?"

Chúng tôi trả lời: "Mua khẩu trang khó quá". 

Một thanh niên cao lớn nhìn về phía chúng tôi với vẻ cảnh giác cao rồi xua tay: "Cần bao nhiêu cũng có nhưng nói thật chúng em chưa biết các anh là ai".

Vừa nói xong, thanh niên tên H. nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét, hất hàm hỏi: "Sao các anh biết ở đây có khẩu trang, tên tuổi là gì?. 

Chúng tôi nói lại, có người quen giới thiệu, thanh niên khác tên Đ. yêu cầu được kiểm tra điện thoại, tin nhắn điện thoại và chứng minh nhân dân của chúng tôi.

Lý do những người này đưa ra là mới gặp lần đầu phải kiểm tra vì rất "nhạy cảm". 

"Nói thật, bây giờ công an, thị trường đóng vai người mua hàng nhiều lắm, các anh thông cảm nếu chứng minh được nhu cầu thực sự thì bao nhiêu cũng chiều", Đ. trả lời.

"Cò" giao dịch ở làn sản xuất khẩu trang ở Bắc Ninh: Mua bao nhiêu cũng có nhưng phải chuyển khoản đủ 100% - Ảnh 5.

Người này khoe rằng đã có rất nhiều khách mua hàng thành công.

Tiếp tục cầm chiếc điện thoại của chúng tôi vừa lập tức đưa để kiểm tra, nam thanh niên như mở cờ trong bụng vì gặp khách tiềm năng. "Các anh đã bao giờ mua ở đây chưa, có tin nhắn đặt hàng với bất kỳ ai, ở đâu chưa?" – H. hỏi chúng tôi.

Chúng tôi trả lời, chưa từng đặt hàng tại đây nhưng đã từng đi cùng anh bạn nên mới biết địa chỉ. Thấy vậy, thanh niên tên H. quay đi và không chấp nhận thỏa thuận mua bán khẩu trang. "Anh đi cả làng, ai cũng làm như bọn em thôi", Đ. giải thích.

Sau khi đi lòng vòng vài bước, H. quay lại nói: "Chúng em test các anh như vậy được rồi. Bây giờ cho em kiểm tra điện thoại. Em xem qua tin nhắn và facebook của anh".

Khi vừa kiểm tra điện thoại, H. vừa lướt xem ảnh không thấy bất kỳ cuộc điện thoại, tin nhắn nào liên quan đến "nghiệp vụ", anh ta hỏi thêm: "Trước đây anh làm gì?", rồi anh ta tỏ vẻ đồng ý vì lý lịch sạch.

Theo nam thanh niên này, giá giao dịch thay đổi từng giờ

Theo nam thanh niên này, giá giao dịch thay đổi từng giờ

Tiếp theo H. đưa điện thoại của mình ra khoe hàng loạt đơn hàng chuyển khoản mà tin nhắn đã báo: "Nếu các anh đồng ý 14 triệu/thùng khẩu trang 2.500 chiếc. Nhưng, với điều kiện phải chuyển khoản đầy đủ 100% cho đơn hàng, không nhận tiền cọc và tiền mặt. Sau đó chúng em sẽ có địa chỉ để các anh đến tự bốc, đảm bảo an toàn tuyệt đối".

Sau khi chia tay, trên đường về chúng tôi còn nhận được rất nhiều lời tư vấn, chia sẻ và những xác nhận "có hàng, mua bao nhiêu cũng có".

Chủ tịch xã: "Chúng tôi cũng không mua được"

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Kim Vượng - Chủ tịch UBND xã Xuân Lai cho hay, trong những ngày nay chính quyền luôn cử cán bộ và công an xuống địa bàn để nắm bắt tình hình. Ngoài ra còn có các lực lượng chức năng từ huyện và tỉnh cũng thường xuyên có mặt.

"Khẩu trang khan hiếm từ khi xảy ra dịch Corona, thị trường giao dịch đúng là có sự sôi động như các anh nói. Đến như cán bộ của chúng tôi cũng khó tiếp cận được với chủ cơ sở sản xuất, vì họ luôn khóa cửa với lý do hết nguyên liệu hoặc đi vắng thì cũng đành phải chịu".

Thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình

Thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình

"Cò" giao dịch ở làn sản xuất khẩu trang ở Bắc Ninh: Mua bao nhiêu cũng có nhưng phải chuyển khoản đủ 100% - Ảnh 8.

Đường đi vào thủ phủ nghề sản xuất khẩu trang

Ông Vượng cho hay, nhiều đơn vị tổ chức từ tỉnh lẻ nhờ mua để phát miễn phí nhưng lãnh đạo xã cũng đành bó tay vì không có hàng.

"Ngay hôm qua chúng tôi mua cho hội phụ nữ để phát cho bà con, tìm mọi cách nhưng cũng chỉ được 1 thùng với giá 2 triệu đồng", ông Vượng chia sẻ.

"Cò" giao dịch ở làng sản xuất khẩu trang ở Bắc Ninh: Mua bao nhiêu cũng có nhưng phải chuyển khoản đủ 100% - Ảnh 11.

Chia sẻ